Hà Nam đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch

Thảo luận trong 'Tour du lịch Nước ngoài' bắt đầu bởi dichthuat24h7, 25/10/18.

  1. dichthuat24h7

    dichthuat24h7 Member

    Du lịch Hà Nam trong những năm tới sẽ tập trung mở rộng khai thác thị trường khách nội địa, đặc biệt là thị trường khách Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng; từng bước tiếp cận thị trường khách quốc tế, ưu tiên thị trường khách du lịch khu vực Đông Nam Á và các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
    Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng; phía Bắc tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp Ninh Bình, Đông Nam giáp Nam Định và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình. Tỉnh cũng nằm ở vị trí cận kề với những điểm du lịch trọng yếu của khu vực đồng bằng sông Hồng như Chùa Hương (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên), Đền Trần (Nam Định), Bái Đính – Tràng An (Ninh Bình), nằm trên tuyến du lịch xuyên Việt...

    [​IMG]

    Họa sỹ người Tây Ban Nha tham gia Hội thi vẽ trang trí trâu Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (Hà Nam) năm 2017. Ảnh: Nguyễn Thị Chinh/TTXVN










    Hà Nam cũng là tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời với kho tàng văn hóa dân gian phong phú. Trên địa bàn tỉnh có nhiều di tích có giá trị, các lễ hội dân gian, các làng nghề thủ công truyền thống, các làn điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào ...

    Đây cũng là vùng đất của những danh nhân văn hóa nổi tiếng như Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, nhà văn Nam Cao... Tỉnh Hà Nam cũng có hệ thống giao thông tương đối phát triển, có hệ thống sông ngòi thuận tiện, có địa hình đa dạng, phong phú với những thắng cảnh đặc sắc như: Hồ Tam Chúc, Ngũ Động - Thi Sơn, Núi Long Đọi Sơn, Bát Cảnh Tiên, Kẽm Trống,...

    Với vị trí, tài nguyên cảnh quan, văn hóa phong phú và những điều kiện thuận lợi như vậy, Hà Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    Nhiều năm qua, Hà Nam cũng đã đầu tư bảo vệ cảnh quan môi trường, tôn tạo phục dựng nhiều di tích văn hóa lịch sử quan trọng như Ngũ Động Sơn, chùa Long Đọi Sơn, chùa Bà Đanh, Đền Trần Thương, đền Lảnh Giang, Từ đường Nguyễn Khuyến... và nhiều giá trị văn hóa phi vật thể khác.

    Tuy nhiên hiện nay, du lịch Hà Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức, cơ sở vật chất đầu tư cho du lịch còn nghèo nàn dẫn đến kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về du lịch của tỉnh.

    Theo ông Lê Xuân Huy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam, để khai thác tối đa tiềm năng du lịch của địa phương, tỉnh Hà Nam đang tập trung triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016- 2020 với mục tiêu: Giới thiệu quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người và các giá trị văn hóa, các danh lam thắng cảnh, những sản phẩm du lịch của Hà Nam tới du khách trong nước và quốc tế nhằm thu hút khách du lịch, nhà đầu tư, mở rộng thị trường khách du lịch góp phần thúc đẩy du lịch Hà Nam phát triển.

    Cụ thể, du lịch Hà Nam trong những năm tới sẽ tập trung mở rộng khai thác thị trường khách nội địa đặc biệt là thị trường khách Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng; từng bước tiếp cận thị trường khách quốc tế, ưu tiên thị trường khách du lịch khu vực Đông Nam Á và các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Hà Nam phấn đấu trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 7,3 triệu lượt khách du lịch, doanh thu du lịch tăng bình quân 20-25% năm.

    Tỉnh cũng tăng cường xúc tiến, mời gọi, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư chiến lược có uy tín, có thương hiệu đầu tư vào các khu điểm du lịch của tỉnh đã được quy hoạch nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, tạo sự khác biệt hấp dẫn du khách.

    Tỉnh xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch, làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của Hà Nam; chú trọng hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc và một số địa phương có tiềm năng du lịch; tăng cường tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về phát triển du lịch, thành lập tổ chức hiệp hội du lịch.

    Bên cạnh đó, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quảng bá xúc tiến du lịch, định kì mở các lớp tập huấn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác tuyên truyền; đặc biệt, kiện toàn hệ thống thuyết minh viên trên các tuyến du lịch trọng điểm, trong đó có khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực từ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong việc tổ chức các chương trình quảng bá xúc tiến, xuất bản và phân phối các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch...

    Xem thêm tại http://midtranshanam.blogspot.com/

Chia sẻ trang này