Giao mùa cảnh giác bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ

Thảo luận trong 'Tư vấn - Quản lý địa ốc' bắt đầu bởi xinhmyt0503, 24/10/18.

  1. xinhmyt0503

    xinhmyt0503 Member

    Thời tiết giao mùa là thời điểm thuận lợi bệnh viêm mũi họng cấp “hoành hành”, trong đó, trẻ em là đối tượng bị bệnh “tấn công” nhiều nhất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

    [​IMG]

    Giao mùa, bệnh viêm mũi họng cấp liên tục “hỏi thăm” trẻ

    Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển và gây ra những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người; trong đó phải kể đến các bệnh về tai mũi họng mà đặc biệt là viêm mũi họng cấp. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi khiến các bậc phụ huynh lo lắng.

    Theo thống kê, trong quá trình hít không khí qua mũi để thở, mỗi ngày mỗi người hít khoảng 10.000 vi sinh vật. Trong khi đó, thời tiết thu đông là khoảng thời gian không khí mang theo nhiều hơi lạnh và hanh khô, làm tổn thương niêm mạc mũi họng bất cứ khi nào, hơn nữa thời điểm này các virus, vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở. Vì vậy, thời điểm giao mùa là giai đoạn “nhạy cảm” dễ khiến trẻ mắc bệnh viêm mũi họng cấp, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém, không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

    Xem thêm:
    Viêm mũi họng cấp đơn giản nhưng cần điều trị cho trẻ đúng phương pháp

    Bệnh viêm họng cấp ở trẻ xuất hiện mạnh mẽ nhất là khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Chính vì cứ thời điểm này, năm nào trẻ cũng có các biểu hiện bệnh viêm mũi họng cấp nên nhiều cha mẹ khá chủ quan.

    Nguyên tắc “vàng” chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp

    - Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, ho, sốt,... cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân, xây dựng biện pháp điều trị và hướng dẫn vệ sinh mũi họng cho trẻ đúng cách.

    Xem thêm:
    - Không tự ý dùng thuốc kháng sinh, không dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước, không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi cho trẻ.

    - Bổ sung cho con bữa ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt, ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày

    - Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết lạnh, vệ sinh họng, miệng sạch.

    - Vệ sinh môi trường xung quanh cho trẻ, tránh những tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.

Chia sẻ trang này