Phòng ngừa biến chứng bàn chân do đái tháo đường

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi Tdcarevn, 11/3/22.

  1. Tdcarevn

    Tdcarevn New Member

    Bên cạnh các biến chứng thường gặp như tim mạch, suy thận, mắt…. biến chứng bàn chân cũng được coi là một biến chứng nguy hiểm ở người tiểu đường. Khác với người bình thường, những vết loét, vết chai chân… ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) rất khó liền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

    Cứ 30 giây lại có một bệnh nhân tiểu đường bị cắt cụt chân


    [​IMG]
    Có thể ngăn ngừa được tới 85% nguy cơ cắt cụt chân ở người đái tháo đường.

    Theo thống kê của Dự án phòng chống bệnh ĐTĐ Quốc gia – Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tính trên phạm vi toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có một bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chân. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời các biến chứng bàn chân có thể ngăn ngừa được tới 85% các trường hợp bị cắt cụt chân.

    Các tổn thương do biến chứng bàn chân gây ra ở người tiểu đường
    Chai cứng chân

    Là hiện tượng một lớp da ở chân bị chai cứng, nếu không được làm mềm, cắt tỉa thường xuyên sẽ dần lớn lên rồi vỡ ra, trở thành vết thương hở (vết loét). Không nên tự ý dùng dao hoặc kéo cắt cục chai bởi nếu không làm đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng. Có thể sử dụng đá bọt để chà cục chai da mỗi ngày sau khi tắm (lúc da vẫn còn ẩm và mềm). Sau đó, lau khô chân rồi bôi dưỡng ẩm lên chân và cả vết chai.

    Các vấn đề da

    Thường gặp nhất là tình trạng da chân bị khô, ngứa do các dây thần kinh chi phối bài tiết mồ hôi ở chân đã bị hư hại. Để khắc phục tình trạng này có thể lau khô chân bằng khăn mềm sau khi tắm rồi bôi một lớp kem dưỡng ẩm mỏng lên da (tránh vùng da kẽ chân). Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng các sản phẩm dưỡng ẩm vì bôi quá nhiều cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng.

    Loét chân

    Các vết loét thường xuất hiện ở vùng da phía dưới ngón chân cái do đi giày quá chật so với kích cỡ bàn chân. Vết loét bàn chân rất nguy hiểm, kiểm soát tốt đường huyết là cách ngăn chặn biến chứng loét chân ở người đái tháo đường.

    Tuần hoàn máu đến chân kém

    Tuần hoàn máu kém thường khiến bàn chân bị lạnh và người bệnh thường có nhu cầu sưởi ấm bằng túi sưởi, nước nóng… Tuy nhiên, bệnh thần kinh tiểu đường khiến việc cảm nhận nhiệt độ ở bàn chân kém đi, người bệnh rất dễ bị bỏng. Cách tốt nhất để giữ ấm cho đôi bàn chân là đi tất.

    Đoạn chi – Hậu quả cuối cùng của bệnh bàn chân do tiểu đường

    Mỗi năm trên thế giới có hơn 56.000 người bệnh bị cắt cụt chân. Việc kiểm soát đường huyết kém hiệu quả, đường máu tăng cao sẽ làm cho biến chứng bàn chân xảy ra dễ dàng hơn.

    Giảm 1% HbA1c người bệnh giảm tới 35% nguy cơ cắt cụt chi

    Việc theo dõi đường huyết là chưa đủ, người bệnh cần thực hiện thêm các xét nghiệm giúp kiểm soát biến chứng tiểu đường như xét nghiệm HbA1c. Khi người bệnh kiểm soát để giảm chỉ số HbA1c, nguy cơ các biến chứng cũng giảm tương ứng. Cụ thể khi HbA1c giảm 1% người bệnh giảm tới 35% nguy cơ cắt cụt chi, giảm 38% nguy cơ mù lòa và 28% nguy cơ suy thận. Nếu HbA1c được kiểm soát dưới 7.2% nguy cơ cắt cụt chi ở người bệnh tiểu đường typ 2 giảm tới 67%.

    Trong số những giải pháp được tin tưởng nhất hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn các thảo dược giúp giảm HbA1c hiệu quả, vì có nhiều thảo dược hay hoạt chất làm giảm đường huyết tốt nhưng lại ít có tác dụng làm giảm chỉ số HbA1c. Rất nhiều nghiên cứu chứng minh Khổ qua, tảo Spirulina có tác dụng làm giảm HbA1c rõ rệt.

    Ở Việt Nam theo nghiên cứu của BV Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh: Sau 12 tuần điều trị, khổ qua làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8.5% xuống 7.5%) do đó làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng trên mắt, thận, thần kinh. Các nhà khoa học nghiên cứu phối hợp Khổ qua rừng, Tảo Spirulina với 5 vị thuốc có công dụng hạ đường huyết, giảm cholesterol máu (Dây thìa canh, Thương truật, Sinh địa, Linh chi, Hoài sơn) tạo nên công thức tối ưu , đã được nghiên cứu chứng minh giúp giảm HbA1c, hạ đường huyết, phòng ngừa biến chứng đơn giản, an toàn, hiệu quả.

Chia sẻ trang này