Nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa họng, ho nhiều?

Thảo luận trong 'Đặt quảng cáo DMEC' bắt đầu bởi thuochobaothanh, 5/6/20.

  1. Nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa họng, ho nhiều?

    Khi đường hô hấp bị kích thích, phản ứng tự nhiên của cơ thể là đẩy không khí với áp lực mạnh để quét sạch các yếu tố kích thích, do đó hình thành phản ứng ho. Chính vì vậy, có thể coi ho là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho dai dẳng kéo dài thì có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân đáng lưu ý sau:

    Cảm lạnh, cảm cúm

    Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ho ngứa cổ họng, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Biểu hiện dễ dàng thấy được nhất là người bệnh bị ho, ngứa rát cổ họng, sổ mũi, mệt mỏi. Cảm lạnh, cảm cúm có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, những cơn ho, ngứa rát cổng họng mới thực sự là nỗi ám ảnh người bệnh nhiều ngày sau đó. Giải thích nguyên nhân của dấu hiệu này, Bác sỹ John Dougherty (UCLA Health, Beverly Hills, California, Mỹ) cho biết: “Nhiều người chỉ bị cảm lạnh, cảm cúm một vài ngày, nhưng các cơn ho lại kéo dài từ 1 đến 2 tuần, thậm chí 3 tuần. Đây là cách hệ miễn dịch phản ứng để chống lại bệnh tật. Các tế bào bạch cầu di chuyển đến chỗ viêm để chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy, ngay cả sau khi cảm lạnh hoặc cảm cúm đã khỏi, bạn vẫn có thể bị những cơn ho dai dẳng.”

    “Ngoài ra, một lý do khác gây ho là do dịch chảy từ hệ thống xoang qua mũi sau xuống thành sau họng. Dịch nhầy tích tụ khi bị cảm lạnh, cảm cúm ở khoang mũi và xoang sẽ tiếp tục chảy đến phía sau cổ họng, từ đó gây ho.” - bác sỹ Laura Boyd (Trung tâm Y tế Elmhurst-Edward, Addison, Illinois, Mỹ) cho biết.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cảm lạnh, cảm cúm có thể tự khỏi nhưng những cơn ho dai dẳng nhiều ngày sau đấy mới thực sự là nỗi ám ảnh người bệnh
    Thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại, ô nhiễm môi trường

    Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại là cách nhanh nhất để huy hoại hệ hô hấp. Ban đầu, khi hít phải các hóa chất này sẽ kích ứng niêm mạc đường hô hấp gây ho ngứa rát cổ họng. Tình trạng này tiếp diễn, thành tế bào ở hầu họng, phổi sẽ bị tổn thương, từ đó khiến người bệnh bị ho dai dẳng lâu ngày, còn gọi là ho mạn tính. Nếu không có biện pháp để cải thiện môi trường làm việc và chữa ngứa họng kèm ho nhiều kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành viêm phổi, viêm thanh quản, thậm chí ung thư vòm họng, ung thư phổi nguy hiểm đến tính mạng.

    Ngoài ra, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Khi không khí bị ô nhiễm, khói bụi và các chất độc hại nhiều sẽ làm nặng thêm các bệnh đường hô hấp, hen và viêm mũi dị ứng, gây ra phản ứng ho nhiều và ngứa rát cổ họng.

    Không khí quá khô hoặc quá ẩm

    Các chuyên gia cho rằng, không khí quá khô, đặc biệt là vào mùa đông có thể gây ho. Tuy nhiên, lạm dụng máy tạo độ ẩm cũng không phải là lựa chọn đúng đắn. Bởi lẽ, không khí quá ẩm cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc cùng các tác nhân gây dị ứng phát triển, khiến người bệnh bị ho cổ ngứa họng.

    Ngoài ra, nguyên nhân gây ho kéo dài kèm theo ngứa cổ có thể do viêm phổi, viêm phế quản hay trào ngược dạ dày thực quản, hoặc dị ứng một số loại thuốc. Khi gặp các trường hợp ho, ngứa cổ họng kèm sốt cao, khó thở kèm tím tái, rút lõm lồng ngực… bạn cần sớm đến cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị.

    Mẹo chữa ngứa họng kèm ho nhiều bằng thảo dược

    Rau diếp cá

    Diếp cá là một loại gia vị quen thuộc của người Việt. Loại rau này có lá hình tim, thường mọc so le nhau, thân cao trung bình từ 20 – 30cm, hoa màu trắng, khi ăn có vị chua, mát, mùi tanh.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Diếp cá có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, chống viêm hiệu quả


    Trong Đông y, Diếp cá là thảo dược có vị chua, tính mát, quy vào 2 kinh can và phế. Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giảm ho, giảm phù nề, tiêu độc, chống viêm.

    Ngày nay, qua nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia nhận thấy, Diếp cá có tác dụng chữa ho ngứa họng khá hiệu quả. Bởi lẽ, hoạt chất flavonoid, decanoyl-acetaldehyd được tìm thấy trong Diếp cá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.

    Để chữa ngứa họng, ho nhiều bằng Diếp cá, bạn có thể kết hợp rau diếp cá cùng nước vo gạo, bằng cách thực hiện như sau:

    Đem rửa sạch 1 nắm lá rau diếp cá rồi dùng cối giã hoặc xay nhuyễn, cho vào nồi cùng khoảng 500ml nước vo gạo. Sau khi đun sôi, để nguội, chắt lấy phần nước trong để uống 2 - 3 lần mỗi ngày sau ăn.

    Gừng

    Từ lâu, gừng đã là gia vị quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có thể dùng để trị ho, cảm lạnh, cảm cúm cho cả người lớn và trẻ em, bởi có tính ấm, kháng viêm và kháng nấm hiệu quả.

    Những cách chữa ngứa họng kèm ho nhiều bằng gừng cũng rất dễ thực hiện và làm giảm các cơn ho nhanh chóng. Bạn chỉ cần giã nhuyễn gừng rồi cho vào cốc nước nóng, sau đó thêm một thìa mật ong, khuấy đều và uống vào mỗi buổi sáng.
    [​IMG]
    Gừng là thảo dược gần gũi giúp giảm ho, ngứa họng hiệu quả
    Cát cánh

    Cát cánh còn có tên khác là bạch dược, kết cánh, cánh thảo, thuộc họ hoa chuông. Trong y học cổ truyền, Cát cánh có vị đắng cay, tính hơi ôn, quy vào kinh phế, được sử dụng nhiều với tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí, chữa chứng ho nhiều đờm lâu ngày không khỏi.

    Bài thuốc đơn giản trị chữa ngứa họng kèm ho từ Cát cánh: Cát cánh 8g, tỳ bà diệp (lá nhót tây) 12g, lá dâu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày, liền trong 2 - 4 ngày.

Chia sẻ trang này