3 biến chứng nguy hiểm của tình trạng thiếu máu thiếu sắt - Cùng nhau tìm hiểu:

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi me_co, 15/4/20.

  1. me_co

    me_co Member

    Sắt là một trong những khoáng chất có vai trò quan trọng đối với các cơ quan trong cơ thể, tủy xương cần sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu. Sắt cũng là yếu tố giúp cơ bắp dự trữ và sử dụng oxy. thiếu máu thiếu sắt dẫn đến tình trạng lượng oxy vận chuyển trong cơ thể giảm xuống, từ đó giảm năng lực, trí tuệ và thể lực. Trong đó, hoạt động của não bộ, tim mạch và thai nhi là những thứ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Chính vì thế, thiếu máu thiếu sắt gây nên những tác hại khôn lường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng điểm danh những biến chứng nguy hiểm của tình trạng thiếu máu thiếu sắt nhé.

    [​IMG]


    Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thiếu máu thiếu sắt


    Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai gây nhiều hậu quả nguy hiểm

    Thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng rất lớn tới thai kỳ của mẹ bầu. Thiếu máu tăng nguy cơ sinh non, tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của cả mẹ và bé. Chính vì thế, người ta xem thiếu máu thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén như một đe dọa sản khoa. Tổ chức y tế thế giới WHO đã thống kê được hiện có khoảng 30% dân số trên thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt.

    Phụ nữ mang thai là đối tượng bị thiếu máu thường gặp nhất. Theo diều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia, 36,8% phụ nữ mang thai và 28,8% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản của Việt Nam bị mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt.

    >> Xem thêm: Những điều cần làm khi thiếu máu thai kỳ để mẹ có cơ thể khỏe và thai nhi phát triển toàn diện.

    Thiếu máu thiếu sắt dẫn trí tuệ giảm sút

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân làm giảm 10-30% năng suất lao động vì sự giảm sút của khả năng tư duy và nhận thức của não bộ. Nghiên cứu trên 5400 em trong độ tuổi 6 đến 16 tuổi, các nhà khoa học Mỹ đã thấy rằng trong bài kiểm tra môn toán, các em thiếu sắt có khuynh hướng bị điểm dưới trung bình cao gấp hai lần so với các em khác. Những em này cũng kém tập trung hơn, hay ngủ gật trong giờ học, học bài khó nhớ và mau quên, nhanh mệt mỏi khi hoạt động thể lực.

    Thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch của người bệnh

    Nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường có thể bắt nguồn từ bệnh thiếu máu thiếu sắt. Khi đó, tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu. Đối với những người mắc phải bệnh động mạch vành – thu hẹp của động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim – không kiểm soát được thiếu máu có thể dẫn đến đau thắt ngực.


    Kiểm soát tình trạng thiếu máu thiếu sắt bằng cách nào?

    Mỗi người cần chủ động bổ sung sắt cho cơ thể theo nhiều cách khác nhau bằng thực phẩm qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày hoặc uống thêm các viên uống bố sung sắt. Theo các chuyên gia, chất sắt trong thức ăn có 2 dạng, sắt dưới dạng “hem” tức là sắt gắn với hemoglobin có trong thức ăn có nguồn gốc động vật. Dạng sắt hemoglobin được cơ thể hấp thu từ 10-30%.

    Dạng thứ hai là sắt không “hem” tức là sắt trong thức ăn thực vật như trong đậu, củ, rau, gạo lức… có tỉ lệ hấp thu thấp nhưng nếu kết hợp với Vitamin C, chất đạm thì sẽ tăng khả năng hấp thu. Vì vậy, nếu thực đơn của người nào ít thức ăn động vật, đặc biệt là những người ăn chay cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu Vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt. Tốt nhất là cân đối bữa ăn đủ dinh dưỡng và đa dạng thực phẩm.

    Như đã nói ở trên, phụ nữ và nhất là phụ nữ có thai là những người có nguy cơ mắc thiếu máu thiếu sắt do khi mang thai người mẹ cần gấp đôi lượng máu so với bình thường và còn bị mất máu theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Do đó, việc uống các sản phẩm bổ sung sắt cho bà bầu là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của cả mẹ và con.

    Bạn có thể lưu ý cung cấp thêm sắt cho mình bằng các sản phẩm bổ sung sắt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Mẹ cũng nên lựa chọn sản phẩm là loại sắt Ferrochel – dòng sắt ion thế hệ mới, có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng tại Châu Âu và trên thế giới. Sắt Ferrochel với cơ chế Albion được FDA chứng nhận an toàn, được cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) công nhận Ferrochel an toàn và khả dụng sinh học.

    [​IMG]


    Qua đây, thấy rõ được việc bổ sung sắt quan trong như thế nào để cho cơ thể khỏe hơn, Chính vì vậy mọi người cần bổ sung sắt đầy đủ một cách khoa học tốt nhất nhé. Ngoài ra mẹ có thể chọn lựa sắt Chela Ferr Forte – Sản phẩm bổ sung tóc hàng đầy chi mẹ giúp bố sung sắt và axit folic mà lại không lo lắng lo về tình trạng khó chịu của táo bón thai kỳ nhé.

Chia sẻ trang này