Dòng chảy Bolero trong con người Việt Nam

Thảo luận trong 'Nhạc - Nhạc cụ' bắt đầu bởi nguyentra3493, 6/4/21.

  1. nguyentra3493

    nguyentra3493 New Member

    Thể loại nhạc Bolero là loại nhạc khiêu vũ do một vũ sư người Tây Ban Nha tên là Sebastian Cerezo sáng tạo ra vào năm 1780. Theo thời gian điệu nhạc này bắt đầu được phổ biến ở các nước châu Âu như Anh, Pháp… Năm 1800, chính người Pháp đã đưa điệu Bolero sang Cuba và trở thành điệu nhảy đường phố phổ biến ở đất nước Cuba và các nước Nam Mỹ.

    [​IMG]


    Đến khoảng thập niên 50, điệu Bolero bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Bolero ngay từ lúc đầu là một giai điệu như những giai điệu khác: Rumba, Chachacha, Valse… về sau dần phát triển và đã trở thành một dòng nhạc đại chúng khi vào Việt Nam: Dòng nhạc Boléro Việt Nam.

    [​IMG]

    Nếu hiện nay nói là thời kỳ “bùng nổ hát nhạc Bolero” thì thập niên 60 có thể gọi là thời kỳ “bùng nổ sáng tác nhạc Bolero”. Nếu khoảng thời gian đầu những năm 1954 – 1960, số ca khúc Bolero ra đời còn khiêm nhường, nhưng sang tới đầu thập niên 60 các nhạc sĩ bắt đầu sáng tác các ca khúc Bolero nhiều hơn, vì dòng nhạc này lúc bấy giờ rất được đông đảo khán giả đón nhận nồng nhiệt.

    Bolero từ Nam Mỹ khi được du nhập vào Việt Nam thì nhịp điệu thay đổi tiết tấu chậm hẳn lại để phù hợp với người dân Việt Nam. Nếu Bolero ở Cuba viết theo nhịp 3/4, thì sang Việt Nam các nhạc sĩ đã chuyển thành nhịp 4/4, và rồi nhạc Bolero Việt Nam đã khác rất nhiều so với Bolero nguyên thủy.

    Nhưng nét đặc trưng nhất của dòng nhạc Bolero Việt Nam là phần ca từ. Ca từ rất đời, nghe tới đâu thấu hiểu tới đó, nghe tới đâu thấm tới đó. Nó nói lên tâm tình của từng người, nói lên hoàn cảnh đất nước bi đát vì chiến tranh, nói luôn hoàn cảnh nghiệt ngã của tầng lớp thanh niên phải đối diện với chia ly, mất mát, chịu đựng, nói lên nỗi lòng tình cảm của đôi nam nữ. Bolero trở thành dòng nhạc lớn của Việt Nam vì nó rất Việt Nam.

    Bất cứ thời điểm nào, đi tới đâu người Việt Nam vẫn thường hát các ca khúc Bolero. Âm nhạc Việt Nam buồn vì lịch sử Việt Nam buồn: Do chiến tranh, và bị đô hộ của ngoại bang. Nếu nói nhạc Bolero tầm thường, lời lẽ không tinh tế, sâu sắc, là nhạc sến thì tội nghiệp cho người Việt Nam. Họ có đòi hỏi gì cao siêu đâu, họ rất mộc mạc, bình dị. Nhưng hoàn cảnh đất nước chiến tranh, phải xa người thương, xa quê hương đi làm nhiệm vụ. Họ cần đến âm nhạc để được xoa dịu nổi lòng, họ cần đến Bolero, cần hát Karaoke nhạc Bolero để nói lên nỗi niềm tâm sự của chính mình.

    Một số bài Bolero điển hình: Ai nhớ chăng ai, Chiều hành quân, Tình thắm duyên quê, Nửa đêm ngoài phố, Tàu đêm năm cũ, Ai cho tôi tình yêu, Hoa nở về đêm, Đêm không trăng sao, Sao chưa thấy hồi âm, Chuyến tàu hoàng hôn, Sầu tím thiệp hồng, Giọt lệ vu quy, Lẻ bóng, Đêm không ngủ, Truyện tình Lan và Điệp, Sầu lẻ bóng, Hạnh phúc đầu Xuân, Tình lúa duyên trăng, Tâm sự ngày Xuân, Những bước chân âm thầm, Nắng lên xóm nghèo, Trăng tàn trên hè phố, Những đồi hoa sim, Loài hoa không vỡ, Tiếng còi trong sương đêm, Quán nửa khuya…

    Nếu bạn là người yêu thích dòng nhạc Bolero, muốn luyện hát Karaoke, thì có thể đến với Karaoke Việt là nơi quy tụ nhiều bài hát nhạc Bolero đình đám trên thị trường hiện nay để bạn có thể
    Chỉnh sửa cuối: 8/4/21

Chia sẻ trang này