CHIẾN LƯỢC MARKETING CÓ THẬT SỰ QUAN TRỌNG ?

Thảo luận trong 'Đặt quảng cáo DMEC' bắt đầu bởi GEC1404, 25/11/20.

  1. GEC1404

    GEC1404 Member

    1. Định nghĩa – khái niệm của chiến lược marketing


    [​IMG]

    Chiến lược marketing là cách doanh nghiệp kết hợp các hoạt động marketing để thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

    Các hoạt động đào tạo marketing bao gồm: hoạt động thiết kế sản phẩm – dịch vụ, hoạt động đinh giá, hoạt động xây dựng kênh phân phối và hoạt động truyền thông tích hợp.

    2. Lợi ích của chiến lược marketing

    – Không phải thụ động chạy theo sự thay đổi liên tục của khách hàng
    Nhu cầu khách hàng rất phức tạp, khó đoán, đa dạng. Hầu như tất cả các khách hàng đều có 11 nhu cầu cơ bản. Không chỉ dừng lại ở đó, trong từng nhu cầu cơ bản còn được phân thành 3 loại nhu cầu: Nhu cầu lõi Nhu cầu phát sinh Nhu cầu cảm xúc. Qua đây có thể thấy rằng 1 sản phẩm – dịch vụ chưa bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu khác hàng khiến họ cảm thấy thỏa mãn và hài lòng mãi mãi.

    Vì vậy, chiến lược marketing giúp doanh nghiệp chủ động đưa ra các hoạt động marketing trong thời gian dài mà không phải thụ động chạy theo sự thay đổi liên tục của khách hàng, tránh những trường hợp chi tiêu lãng phí và không đem lại lợi nhuận.

    – Giữ chân khách hàng trong lâu dài
    Một chiến lược marketing toàn diện mới có thể vạch ra đầy đủ các hoạt động nhằm đáp ứng 3 loại nhu cầu của khách hàng khi họ gặp vấn đề. Có chiến lược marketing doanh nghiệp có kế hoạch, phương án để khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn trong tầm kiểm soát của mình, nhu cầu của họ luôn được đáp ứng bằng cách này hay cách khác. Từ đó, khách hàng sẽ trung thành, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp dù có thể còn rất nhiều lựa chọn tương xứng từ nhiều đối thủ trên thị trường.

    – Gia tăng cơ hội chiến thắng đối thủ cạnh tranh
    Thương trường cũng như chiến trường – nơi mà có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt để có được miếng bánh thị trường, để chiếm được lòng tin của khách hàng. Vì vậy chiến lược marketing giúp doanh nghiệp thiết lập các phương án cạnh tranh toàn diện và dài hạn. Tránh sa đà việc ganh đua ngắn hạn, tốn nguồn lực chạy theo sau đối thủ, hay luôn có phương án dự phòng rủi ro từ việc cạnh tranh không lành mạnh (đối thủ phá giá thị trường, sao chép ý tưởng,..)

    – Linh hoạt, làm chủ nguồn lực – nguồn vốn của doanh nghiệp
    Chiến lược marketing giúp doanh nghiệp chủ động linh hoạt trong việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn, nhân sự bởi mọi kế hoạch, phương án kinh doanh đã được vạch ra từ chiến lược marketing. Từ các phương án này, doanh nghiệp sẽ biết được đâu là phươn án nào có khả năng đem lại mức sinh lời cao nhất để “rót ngân sách”. Do vậy, chỉ cần dựa vào tình hình thực tế trên thị trường và đối chiếu với các phương án marketing, doanh nghiệp sẽ biết cách điều chỉnh tăng giảm vốn sử dụng hợp lý, biết cách điều phối nhân sự ngắn hạn, nhân sự dài hạn phù hợp với từng loại công việc. Qua đó hạn chế được những thất bại khi làm chiến dịch marketing và hoàn thành mục tiêu kinh doanh như kỳ vọng.

    3. Mục đích của chiến lược marketing
    Mục đích của chiến lược marketing là giúp doanh nghiệp chắc chắn chiếm lĩnh được thị phần khi quyết định bước chân vào thị trường kinh doanh.

    Các doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh tại một thị trường mới, bước đầu tiên là cần thu thập đủ số liệu của toàn bộ thị trường (như thông tin về đối thủ, thông tin về khách hàng mục tiêu, thông tin về chính sách – luật pháp – văn hóa,…) Các số liệu này sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ sở vững chắc để tính toán, thiết lập chiến lược marketing với phương án kinh doanh tốt nhất. Bằng việc kết hợp các chiến lược sản phẩm – dịch vụ, chiến lược đinh giá, chiến lược kênh phân phối và chiến lược truyền thông tích hợp từ những số liệu thực tế ở trước, doanh nghiệp mới có thể lựa chọn ra phương án kinh doanh tối ưu nhất. Đây là phương án khi quyết định “đổ tiền” vào thị trường thì đảm bảo chắc chắn sẽ chiếm lĩnh được thị phần, chắc chắn nằm trong top 3 DN chi phối thị trường mới.

    Đây chính là ý nghĩa lớn nhất của chiến lược marketing!

    4. Quy trình thiết lập chiến lược marketing
    v Cách làm chung:
    Pha 1: Chọn ra 1 phương án tối ưu trong các phương án của từng chiến lược
    Pha 2: Tổng kết lại các phương án đã chọn trong từng chiến lược
    ð Tiêu chí lựa chọn phương án tối ưu:
    o Khách hàng chưa thỏa mãn nhu cầu
    o Đối thủ chưa đáp ứng, làm chưa tốt
    o Doanh nghiệp làm tốt nhất
    Xem thông tin chi tiết về môn học này tại wedsite: gec.edu.vn

Chia sẻ trang này