Sau khi được chế tác, mão răng sứ sẽ được gắn chắc chắn vào cùi răng thật bằng một loại keo dán chuyên dụng. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khiến răng sứ hỏng, rớt ra gây lo lắng cho nhiều người vì không biết phải xử lý thế nào. Hãy cùng Nha khoa Dr. Care tìm hiểu cách khắc phục tình trạng răng sứ hỏng, rớt ra trong bài viết dưới đây! Khi răng sứ bị hỏng hoặc rớt ra, điều quan trọng là giữ lại răng sứ nếu có thể, vệ sinh vùng răng bị rớt sạch sẽ, và nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được kiểm tra và xử lý. Tránh nhai bên răng bị rớt và chăm sóc răng miệng đúng cách để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất. Sau khi được chế tác, mão răng sứ sẽ được gắn chắc chắn vào cùi răng thật bằng một loại keo dán chuyên dụng. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khiến răng sứ hỏng, rớt ra gây lo lắng cho nhiều người vì không biết phải xử lý thế nào. Hãy cùng Nha khoa Dr. Care tìm hiểu cách khắc phục tình trạng răng sứ hỏng, rớt ra trong bài viết dưới đây! Vì sao răng sứ bị rơi ra? Răng sứ có thể bị rơi ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như keo dán bị yếu, kỹ thuật gắn răng không chính xác, hoặc do lực cắn quá mạnh. Những yếu tố này có thể làm cho mão răng sứ không còn giữ được độ bám chắc trên răng thật, dẫn đến tình trạng răng sứ bị rớt ra ngoài. Do lực nhai cắn quá mạnh làm răng sứ bị rơi ra Răng sứ có thể bị rơi ra khi chịu lực tác động mạnh vào răng hoặc nhai thức ăn quá cứng (bổ sung các loại thức ăn gì). Lực tác động lớn có thể làm suy yếu sự gắn kết của răng sứ và gây ra tình trạng răng sứ bị rơi ra. Tuổi thọ răng sứ hết sử dụng khiến răng sứ bị sứt ra Răng sứ cũng có tuổi thọ nhất định. Sau một thời gian sử dụng, lớp keo dán liên kết giữa cùi răng và răng sứ có thể bị mài mòn do tác động của thức ăn, nước bọt và vi khuẩn. Khi keo dán mất đi khả năng liên kết, răng sứ trở nên lỏng lẻo và dễ bị sứt ra. Xem thêm: Bọc răng sứ có bền không? Tuổi thọ của răng sứ là bao lâu? Do bác sĩ tay nghề không tốt Nếu bác sĩ không thực hiện kỹ thuật gắn răng sứ đúng cách hoặc sử dụng lượng keo dán không đủ, răng sứ sẽ không bám chắc vào răng thật. Kỹ thuật kém của bác sĩ có thể khiến răng sứ dễ bị bung và rơi ra khi ăn uống hoặc nhai. Tiêu xương răng Tiêu xương răng làm giảm sự hỗ trợ và ổn định của răng sứ, khiến răng sứ dễ bị rơi ra. Tiêu xương răng xảy ra do răng bị mất hoặc do bệnh nha chu, gây mất xương quanh răng. Giải pháp là điều trị và phục hồi xương răng kịp thời sẽ giúp duy trì sự ổn định của răng sứ. Do vệ sinh răng sai cách Chải răng với lực quá mạnh hoặc không đúng cách có thể gây hở chân răng. Khi chân răng bị hở, răng sứ dễ bị lỏng lẻo và tuột ra hơn. Răng sứ bị rơi ra do nhai cắn quá mạnh Cách khắc phục khi răng sứ bị sứt ra Khi răng sứ bị sứt ra, Cô Chú, Anh Chị không nên tự xử lý tại nhà mà cần đến nha khoa càng sớm càng tốt. Tại nha khoa, các bác sĩ có chuyên môn sẽ sử dụng thiết bị hỗ trợ chuyên dụng để khắc phục tình trạng này một cách an toàn và hiệu quả nhất. Nếu cùi răng thật còn chắc khỏe và răng sứ vẫn nguyên vẹn, bác sĩ sẽ gắn lại răng sứ bằng một lượng keo dán vừa đủ. Việc này đảm bảo răng sứ được cố định chắc chắn trở lại, duy trì chức năng và thẩm mỹ như ban đầu. Trong trường hợp răng sứ đã gãy vỡ hoặc không thể sử dụng được nữa, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại cùi răng thật. Sau đó, họ sẽ lấy dấu mẫu hàm để tạo ra một chiếc răng sứ mới thay thế. Quá trình này đảm bảo răng mới khớp hoàn hảo với hàm và mang lại sự ổn định lâu dài. Để hạn chế tình trạng hư hỏng hoặc rơi răng sứ, Cô Chú, Anh Chị cần chọn một nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và thiết bị hiện đại. Hãy chăm sóc răng miệng đúng cách bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, tránh nhai thức ăn quá cứng hoặc dai. Ngoài ra, định kỳ mỗi 6 tháng Cô Chú, Anh Chị nên đến nha khoa để cạo vôi răng và kiểm tra tình trạng răng sứ. Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện và xử lý kịp thời mọi vấn đề, đảm bảo răng sứ luôn trong tình trạng tốt nhất. Cần đến nha khoa để xử lý răng sứ bị sứt ra Sau khi bọc răng sứ nên kiêng gì? Sau khi phủ sứ thẩm mỹ, răng vẫn còn yếu vì chưa tạo ra liên kết sâu với răng thật. Trong khoảng thời gian đầu sau khi bọc răng sứ, cần phải chú ý chăm sóc răng sứ một cách cẩn thận. Cô Chú, Anh Chị cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Vì vậy, Cô Chú, Anh Chị cũng cần lưu ý những thực phẩm giúp răng sứ được ổn định và sử dụng lâu dài hơn. Dr. Care Implant Clinic - Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant Dr Care - Implant Clinic là địa chỉ trồng răng Implant chuyên sâu tại TP.HCM dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam. Nha khoa ra đời với Sứ mệnh "Giúp người trung niên tiếp tục tận hưởng cuộc sống trọn vẹn: Ăn nhai ngon miệng như xưa, cười thoải mái như xưa, trẻ trung như xưa." Hướng đến chất lượng dịch vụ ưu việt nhất, Dr. Care chỉ chuyên tâm nghiên cứu và điều trị các trường hợp mất răng ở độ tuổi trung niên. Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "12 liệu pháp trồng răng Implant không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa. Nha khoa Dr. Care - Implant Clinic sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên sâu, lành nghề, kinh nghiệm trồng răng Implant ít nhất 5 năm. Cùng với đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị và máy móc chuyên dụng cho cấy ghép Implant tân tiến, phòng trồng răng đảm bảo vô trùng và sử dụng các dòng trụ chính hãng. Khi cân nhắc lựa chọn địa chỉ trồng răng Implant tại TPHCM, Dr. Care chính là nơi để Cô Chú, Anh Chị tin tưởng lựa chọn ưu việt nhất hiện nay. Thông tin liên hệ: Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. Hotline tư vấn 24/7: 0909 478 910 Website:https://drcareimplant.com/ Giờ làm việc: Từ thứ 2 - Thứ 7: 8h00 - 21h00 Địa chỉ map:https://www.google.com/maps?cid=691390527449622009 Thông tin doanh nghiệp: https://www.google.com/search?q=dr. care implant clinic&kponly=&kgmid=/g/11g0gb08tb Nguồn bài viết: https://drcareimplant.com/rang-su-hong-rot-ra-phai-lam-sao-2122 Xem thêm: Tổng hợp các cách làm trắng răng an toàn và hiệu quả Nong hàm là gì? Nong hàm có làm thay đổi khuôn mặt Mới nhổ răng nên ăn những loại thực phẩm nào?