Chăn nuôi không kháng sinh - Nên và không nên làm gì?

Thảo luận trong 'Các thiết bị khác' bắt đầu bởi phuphong221, 30/11/18.

  1. phuphong221

    phuphong221 Member

    Chuyên gia về gia cầm khái quát những điều mà người chăn nuôi gia cầm nên và không nên làm khi chuyển sang chương trình chăn nuôi không có kháng sinh.

    1. Nên: Cẩn thận với chất lượng trứng và gà con

    Chất lượng gà con và chất lượng trứng là điều rất quan trọng với các chương trình ABF. Chất lượng gà cn phụ thuộc vào hàng loạt các vấn đề, chẳng hạn vấn đề quá nóng ở các giai đoạn: trạm ấp, máy ấp trứng, vận chuyển, ấp trứng. Tất cả những yếu tố đó có thể ảnh hưởng đến thành công của một chương trình ABF. Nếu chất lượng gà con kém, sẽ dẫn đến nhiều vấn đề – chẳng hạn như nhiễm trùng đùi và chân.



    2. Không nên: Nuôi gà 100% không kháng sinh

    Gà có thể bị bệnh và chúng cần phải được điều trị.Lựa chọn loại bỏ hoàn toàn các thuốc kháng sinh trong chăn nuôi đồng nghĩa với việc từ chối cấp kháng sinh cho các động vật bị bệnh.Điều này, có thẻ tạo ra các vấn đề về Phúc lợi động vật. Mặc dù nhà sản xuất có thể phải bỏ ra nhiều chi phí hơn khi theo con đường này, Hofacre nói rằng sửu dụng các kháng sinh là điều cần thiết và nên làm.





    [​IMG]



    Nên và không nên trong chăn nuôi không kháng sinh



    3. Nên: Thấy trước sự gia tăng bệnh viêm ruột hoại tử

    Viêm ruột hoại tử là một phần của ABF, đặc biệt là vào mùa đông.Một phần ba đến một nửa gà nuôi nhốt trong chuồng sẽ trải qua một số loại nhiễm trùng. Những con gà dò yếu hơn có nhiều khả năng gặp các vấn đề viêm ruột hoại tử do kỹ thuật hoặc thiết bị cho ăn bị lỗi. Việc cho ăn không phù hợp và cho ăn gián đoạn sẽ dẫn đến nhiều thách thức về bệnh tật hơn.



    4. Không nên: Dọn sạch chất độn chuồng sau mỗi lứa

    Thay toàn bộ chất độn chuồng mới vào chuồng sau mỗi lứa là một điều tồi tệ nhất đối với một đàn chưa từng sử dụng kháng sinh (NAE). Chất độn chuồng đã qua sử dụng có tính hấp thụ nhiều hơn so với chất độn chuồng mới.



    5. Nên: Để trống chuồng ít nhất giữa các lứa là 14 ngày

    Nếu thời gian trống chuồng được giảm xuống còn 10 hoặc thậm chí 7 ngày, người chăn nuôi sẽ mang rắc rối đến cho mình.Vì vậy, cần ít nhất 14 ngày trống chuồng.



    6. Nên: Kết hợp một loại vắc xin và hóa chất chống cầu trùng

    Hofacre nói rằng theo kinh nghiệm của mình thì không có một vắc xin đơn lẻ nào hoạt động tốt hơn các vắc xin còn lại. Tuy nhiên, vấn đề trọng tâm là liều lượng thích hợp cho mỗi gia cầm.Sự kết hợp một vắc xin và hóa chất chống trùng cầu giúp đảm bảo cho việc điều trị được phân bổ đúng.



    7. Nên: Lường trước sự bỏ ăn

    Sự bỏ ăn sẽ xảy ra và sẽ tăng dần lên sau lần cho ăn thứ hai. Tỷ lệ bỏ ăn đến 15% là bình thường. Khẩu phần ăn toàn thực vật có thể làm cho vấn đề trở nên xấu hơn.

    8. Nên: Giám sát chặt chẽ việc cho ăn

    Thay đổi thức ăn sai thời điểm có thể là một thảm họa. Sự thay đổi trong thời kỳ cao điểm của chu kỳ cầu trùng có thể làm tăng thêm stress cho gà và dẫn đến những vấn đề về sức khỏe. Khẩu phần protein càng cao có thể dẫn đến viêm ruột hoại tử càng cao. Chất lượng của nước cũng có vai trò quan trọng và người chăn nuôi được khuyến khích tăng cường việc sát trùng trong các chương trình ABF.

Chia sẻ trang này