Phương pháp cán thép hình chữ I

Thảo luận trong 'Liên kết' bắt đầu bởi Nezuko92, 21/4/20.

  1. Nezuko92

    Nezuko92 New Member

    Thép hình được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng và có rất nhiều loại như thép U, Thép V, thép I, thép H,… Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn phương pháp sản xuất thép chữ I để bạn có cái nhìn cụ thể hơn về loại thép này.

    Phương pháp cán thép chữ I có các đặc điểm sau:

    – Phôi cán trong lỗ định hình thứ nhất có dạng hình chữ nhật.

    – Lỗ hình thứ nhất có thể là lỗ hình xẻ rảnh kín hoặc hở.

    – Các lỗ hình tiếp theo được phân loại: vách phẳng, vách cong, vách nghiêng, liên hợp, đối xứng hở.

    – Các thành phần lỗ hình bao gồm: vách đứng, bich kín, bich hở.

    – Quá trình biến dạng như sau: phần vách bị ép từ phía trên và phía dưới, bich hở ép cạnh có độ dôi, bich kín được ép và có lượng co. Vị trí bich kín, hở được luân phiên, phôi không cần lật.

    [​IMG]

    Khi thiết kế lỗ hình cán thép I cần phân biệt các thành phần của tiết diện (chia tiết diện thành các phần): vách đứng, bich chặn gồm phần kín và hở.

    Xét đặc điểm biến dạng của kim loại trong quá trình cán ổn định đối với dầm chữ I, nghĩa là trong quá trình cán có phần cứng phía trước và sau. Vị trí của phôi trong lỗ hình đươc xác định bằng sự cân bằng sự cân bằng của hệ lực ma sát và cần tính tới sự uốn và chảy dẻo kim loại từ phần này sang phần khác.

    Khi thiết kế lỗ hình có cạnh thẳng thì tâm của vách đứng cố định, còn đối với trường hợp có vách uốn cong thì đường tâm cũng thay đổi theo. Trong các phương pháp thiết kế lỗ hình dầm chữ I hiện đại, độ nghiêng thành bên bich hở lớn hơn nhiều so với bich kín. Tuy vậy, vẫn phải tính rằng phần bich hở bị uốn trước khi tiếp xúc với trục nhờ phần cứng phía sau của phôi.

    Chính vì có sự chảy kim loại từ phần này sang phần khác nên có sự tiêu hao năng lượng do ma sát và ứng suất dư. Quá trình cán dầm chữ I phải đảm bảo yêu cầu về tính dẻo kim loại và đảm bảo nhiệt độ.

    Trong điều kiện sản xuất, số lần cán trên máy, nghĩa là số lượng lỗ hình cần thiết được xác định từ nhiều yếu tố: công suất động cơ, độ bền, độ chống mài mòn, chiều dài của trục, nhiệt độ cán, mác thép, chất lượng sản phẩm,…

    Nguồn: http://minhtancnc.pixnet.net/blog/post/8825552-phuong-phap-can-thep-hinh-chu

Chia sẻ trang này