Cẩn thận khi bé bị tiêu chảy

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi ntko8003, 28/10/14.

  1. ntko8003

    ntko8003 Member

    Bé nhà mình đã bị tiêu chảy 2 ngày nay, đây có phải vấn đề bình thường không hay nên lưu ý, có cách nào tránh tiêu chảy cho bé không?

    Một sự nhầm lẫn khá phổ biến giữa trẻ bú sữa mẹ thường xuyên có phân mềm, hạt màu vàng với tiêu chảy. Bé bị tiêu chảy sẽ đi tiêu thường xuyên, phân lỏng không chứa chất rắn.
    [​IMG]

    Hậu quả của tiêu chảy là gì?

    Dù vì nguyên nhân gì virus, vi khuẩn hay do không dung nạp thực phẩm ( sữa bò hay gluten ), kết quả tiêu chảy đều dẫn đến cơ thể bé bị hao hụt môt lượng đáng kể nước và muối khóang. Tiêu chảy dẫn đến nguy cơ nghiêm trọng của tình trạng mất nước. Trong trường hợp nặng, bé có thể phải nhập viện. Do đó luôn luôn phải lưu ý.

    Làm thế nào tôi có thể biết đó là một trường hợp nghiêm trọng?

    Bạn không cần phải lo lắng quá nhiều nếu em bé của bạn chỉ bị tiêu chảy một chút. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài kèm theo các triệu chứng sau bạn cần lập tức lưu ý:

    • Bé nôn bất cứ khi nào bạn cho ăn và uống

    • Miệng khô ,

    • Bé đi tiêu ít nhất 2/3 giờ 1 lần

    • Phân của bé có chứa máu,

    • Bé buồn ngủ, ít phản hồi với mẹ

    • Bé trông mệt mỏi và làn da của bé có vẻ xám.

    Chú ý đến cân nặng của bé. Nếu con của bạn bị mất ít nhất là 5% trọng lượng cơ thể, bạn phải đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để điều trị thích hợp.

    Nếu bạn đang lo lắng bé có thể mất nước hãy thử làm bài kiểm tra véo da đặc biệt là trên da bụng của bé. Nếu vết véo da không lập tức đàn hồi mà vẫn lưu lại sau đó có nghĩa là cơ thể bé đã mất quá nhiều chất lỏng. Tham khảo ý kiến một chuyên viên y tế ngay lập tức hoặc đưa em bé của bạn thẳng đến bệnh viện .

    Biện pháp khắc phục

    Em bé có thể bị mất nước ? Đừng lo lắng, tất cả mọi thứ sẽ sớm được trở lại bình thường ! Làm theo những lời khuyên của chuyên gia:

    •Cho bé uống nước bù điện giải. Bạn có thể mua gói điện giải cho bé sơ sinh tại hiệu thuốc địa phương và chỉ cần pha loãng trong 200 ml nước khóang để bù đắp những thiếu hụt cho cơ thể bé bằng nước cũng như muối khóang và đường, trong đó khuyến khích sự hấp thụ của dung dịch và hạn chế nguy cơ nôn mửa. Lý tưởng nhất, cung cấp cho bé của bạn 5 ml mỗi 5 phút, càng nhiều càng tốt. Nếu bạn đang cho con bú, tiếp tục cho con bú sau khi bù nước. Nếu trẻ sơ sinh bú bình có thể tiếp tục thường xuyên bú bình sau vài giờ.

    • Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm : khuyến khích các loại thực phẩm như gạo, cà rốt nấu chín, mì, trái cây nấu chín (chuối, táo ) có hiệu quả chống lại tiêu chảy.

    Cuối cùng, rửa tay thường xuyên bất cứ khi nào bạn thay tã như một hình thức ngăn truyền nhiễm vi khuẩn có thể gây hại cho bé của bạn.

    Tìm hiểu thêm dinh duong cho be

Chia sẻ trang này