Cảm biến quang là gì - Nguyên lý cấu tạo ứng dụng

Thảo luận trong 'Xây dựng' bắt đầu bởi chungnamdinh, 29/11/22.

  1. chungnamdinh

    chungnamdinh Member

    Cảm biến quang là gì - Nguyên lý cấu tạo ứng dụng

    Cảm biến quang là sản phẩm được ứng dụng nhiều trong đời sống và dây chuyền sản xuất. Cùng Bình Dương AEC tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc và các ứng dụng của cảm biến quang để lựa chọn thiết bị phù hợp cho nhu cầu của mình nhé.

    Cảm biến quang là gì

    Cảm biến quang là thiết bị có thể sử dụng quang học để phát hiện ra vật hay sự thay đổi ở điều kiện bề mặt. Cấu tạo của cảm biến quang bao gồm các bộ phận như: bộ thu nhận ánh sáng và bộ phát ánh sáng. Trường hợp cảm biến bị gián đoạn trong quá trình làm việc do có vật cản hay do sự phản xạ ánh sáng từ vật thì thiết bị sẽ tự thay đổi lượng ánh sáng chuyển tới bộ phận thu sáng. Điều này sẽ giúp bộ phận thu sáng cảm nhận được sự thay đổi và chuyển ánh sáng thành điện ở đầu ra. Thiết kế của cảm biến quang chủ yếu là để cảm nhận một số loại nguồn sáng phổ biến như: tia hồng ngoại, ánh sáng xanh lục hay ánh sáng màu đỏ.

    Nguyên lý của cảm biến quang

    Khi phát hiện ra ánh sáng phát ra từ vị trí máy phát thì thiết bị sẽ cảm nhận được ánh sáng được phát ra từ vật hay là tự sự phản xạ lại của vật. Tính năng này giúp cảm biến có thể phát hiện ra đối tượng. Ưu điểm vượt trội của cảm biến quang là có thể cảm nhận ra vật khi ở khoảng cách xa mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp. Hơn thế nữa, hiệu quả cảm nhận cũng có độ chính xác rất cao.
    [​IMG]
    Xem thêm:

    biến tần giá rẻ

    cảm biến

    cảm biến quang


    Cấu tạo của cảm biến quang

    Cảm biến quang thường được cấu tạo từ 3 bộ phận chính: phát sáng, thu sáng và board mạch xử lý tín hiệu đầu ra. Để hiểu hơn về cấu tạo của cảm biến quang chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết các thành phần của nó.

    Cấu tạo cảm biến quang

    Phần phát sáng: Thường các loại cảm biến quang trên thị trường hiện nay sử dụng đèn LED bán dẫn, ánh sáng phát ra dạng hình xung. Dạng này giúp cảm biến nhận biết được ánh sáng của cảm biến và ánh sáng của của các nguồn khác như mặt trời, đèn điện... Hiện nay các cảm biến quang sử dụng bộ phận phát sáng có đèn LED đỏ, hồng ngoại, lazer. Một số khác có thể sử dụng đèn LED vàng, xanh hoặc trắng.

    Phần thu sáng: Bộ phận thu sáng của cảm biến quang có thể là một tranzito quang (thuật ngữ tiếng anh: phototransistor). Bộ phận thu sáng sẽ cảm nhận ánh sáng và sẽ chuyển đổi thành tín hiệu. Ngoài ra một số cảm biến quang có bộ phận thu sáng là mạch tích hợp ASIC. Bộ phận này giúp nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phận phát sáng hoặc ánh sáng phản xạ từ các vật bị phát hiện.

    Board mạch xử lý tín hiệu đầu ra: Mạch này giúp nhận biết tín hiệu ra của cảm biến.

    Cảm biến quang có thể thực hiện cảm biến để phát hiện ra vật ở khoảng cách đến 10m. Tuy nhiên, nếu ứng dụng trong môi trường từ trường hay siêu âm thì tính năng này của cảm biến sẽ không thể có được.

    Cảm biến được hầu hết các đối tượng

    Nguyên tắc làm việc của cảm biến quang chính là cảm nhận ra vật thông qua ánh sáng phản xạ được từ vật hay từ đối tượng từ phát ra ánh sáng. Vì thế, thiết bị không có sự giới hạn đối tượng cảm biến. Từ vật làm từ kim loại, chất lỏng, thủy tinh hay gỗ...để có thể sử dụng loại cảm biến này.


    Thời gian cảm biến nhanh

    Do đặc điểm ánh sáng có tốc độ di chuyển nhanh nên thời gian phản hồi của cảm biến quang cũng rất nhanh chóng. Tuy nhiên, bộ cảm biến quang sẽ không thực hiện hoạt động cơ học do mạch trong nó là những thành phần điện tử.

    Có độ phân giải cao

    Ưu điểm của cảm biến quang chính là có độ phân giải rất cao. Nó có được là bởi thiết kế hệ thống quang trong cảm biến rất độc đáo, nó có thể phát hiện ra vật nhanh với độ chính xác vượt trội.

    Không cần tiếp xúc vào vật khi cảm biến

    Cảm biến quang có thể nhận ra vật ở khoảng cách từ rất xa mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp. Ưu điểm này giúp thiết bị có thể duy trì được độ bền trong nhiều năm liền một cách hiệu quả nhất.

    Cảm biến quang có thể nhận dạng màu sắc rất tốt

    Độ chính xác khi cảm biến của thiết bị được đánh giá rất cao trên thị trường. Thiết bị nhờ vào tốc độ cảm biến nhanh và hấp thụ ánh sáng tốt nên việc nhận ra màu sắc của vật cũng vượt trội hơn rất nhiều.

    Điều chỉnh dễ dàng

    Cảm biến này có thể định vị chùm tia ở trên vật thể rất tiện lợi. Do đó, thiết bị có thể ứng dụng cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau. Đồng thời, việc điều chỉnh cũng sẽ rất tiện lợi.

Chia sẻ trang này