Hiệu lực của giao dịch dân sự cần những điều kiện nào?

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi Nguyễn Trọng An, 28/2/22.

  1. Hiệu lực của giao dịch dân sự cần những điều kiện nào?
    Như đã biết, giao dịch dân sự là cơ sở phổ biến làm phát sinh, thiết lập hay thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của đối tượng, chủ thể. Như vậy, việc xác định các điều kiện của một giao dịch dân sự sẽ phát sinh hiệu lực là thật sự cần thiết và quan trọng.

    Xem thêm: các công ty luật uy tín tại hà nội

    Khái niệm về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự?
    Theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể hiểu điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là những yếu tố về chủ thể thực hiện, nội dung, mục đích, hình thức của giao dịch dân sự đã xác lập nhưng tuy nhiên chúng thật sự có điều kiện chỉ khi đáp ứng đầy đủ các yếu tố kể trong giao dịch dân sự mới có hiệu lực, tức là làm phái sinh, chấm dứt, thay đổi các quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định pháp luật.
    [​IMG]
    Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được nêu cụ thể như sau:

    - Đối với giao dịch dân sự sẽ có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    1. Chủ thể phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập theo quy định của pháp luật

    2. Chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện

    3. Nội dung và mục đích trong giao dịch phải không vi phạm điều cấm của luật đồng thời cũng phải không trái với đạo đức xã hội

    - Lưu ý: về hình thức của giao dịch dân sự thì phải là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp pháp luật có quy định.

    Xem thêm: Linkedin công ty Luật Everest

    Quy định cụ thể về các điều kiện có hiệu lực của quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật
    Ngoài các điều kiện đã kể trên, đồng thời hình thức của giao dịch do các bên đã thỏa thuận nếu pháp luật không quy định hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

    – Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các điều kiện có hiệu của giao dịch quy định cụ thể như sau:

    + Đối với chủ thể của giao dịch được tính là những người tham gia giao dịch là pháp nhân, cá nhân và có thêm cả những chủ thể khác. Đối với các nhóm cá nhân khi tham gia giao dịch phải là người đã thành niên, người không bị mất năng lực hành vi dân sự và người này không phải là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi thì người này sẽ có quyền xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quan hệ giao dịch tự mình thiết lập. Những giao dịch dân sự do những người này xác lập, có hiệu lực pháp luật.

    - Căn cứ theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật dân sự 2015, thì giao dịch do những người nói trên thiết lập, thực hiện sẽ không bị vô hiệu tại trường hợp quy định dưới như sau:

    + Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi hay người bị mất năng lực hành vi dân sự với mục đích là đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của người đó

    + Giao dịch dân sự sẽ chỉ làm phái sinh quyền hoặc chúng sẽ chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người đã bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ

    + Giao dịch dân sự đã được người thiết lập giao dịch chỉ được thừa nhận hiệu lực sau khi đã người này đã thành niên hoặc sau khi họ khôi phục năng lực hành vi dân sự.

    – Cần chú ý, giao dịch dân sự sẽ chỉ làm phái sinh quyền hoặc chứng chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người đã bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong làm chủ hành vi hoặc có khó khăn trong nhận thức hay những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã thiết lập, thực hiện giao dịch với họ. Cụ thể cần chú ý những điều được nêu rõ về điều kiện xác lập dân sự đã phân tích dưới đây:

    + Đối với ý chí của chủ thể giao dịch: Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 117 xác định: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

    + Một trong những điều kiện của giao dịch dân sự là nội dung và mục đích của giao dịch dân sự không vi phạm đến các điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.

    + Về hình thức của giao dịch: căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 117: ghi nhận: Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

    Đối với Việt Nam hiện nay, nước ta đã có đặc tính hệ thống trong việc xác định, ghi nhận và có vai trò thừa nhận các giao dịch dân sự là phải có chứng thực, xác nhận chính đáng của cơ quan hành chính có thẩm quyền hoặc chứng nhận của công chứng.

    Xem thêm: Tham khảo pinterest của công ty Luật Everest

Chia sẻ trang này