Cách xử lý bùn đáy ao nuôi tôm là gì?

Thảo luận trong 'Các hoạt động dự kiến thực hiện' bắt đầu bởi dinhhungpc, 6/8/18.

  1. dinhhungpc

    dinhhungpc Member

    Một trong những nguyên nhân chính sinh ra bệnh và gây ô nhiễm ao nuôi tôm là do bùn đáy ao nuôi tích tụ nhiều sẽ làm tôm bị nhiễm bệnh và gây ô nhiễm nguồn nước. Vậy nên việc xử lý bùn và nước đáy ao nuôi tôm cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp tôm luôn được khỏe mạnh và tăng năng suất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    Cách xử lý bùn đáy ao nuôi tôm là gì?
    [​IMG]

    Việc xử lý đáy ao nuôi tôm góp phần rất quan trọng trong vụ mùa

    Nguyên nhân sinh ra bùn đáy ao nuôi tôm
    Xem thêm: Bệnh phân trắng ở tôm thẻ

    + Bùn đáy ao được sinh ra do thức ăn thừa trong ao nuôi.

    + Xác chết của các loại sinh vật trong ao nhiều cũng là nguyên nhân sinh ra bùn đáy và các chất hữu cơ có hại trong ao nuôi.

    + Phân tôm

    + Đất ao bị xói mòn do dòng chảy của nước

    + Đất từ bờ ao bị rửa trôi

    + Các loại vôi, khoáng chất, các chất lơ lửng do nguồn nước cung cấp.

    Xem thêm: Bệnh đốm trắng trên tôm sú

    Tác hại của bùn đáy trong ao nuôi tôm
    + Khi bùn đáy tích tụ trong đáy ao nhiều sẽ sinh ra các loại khí độc trong ao đó là NH3 và H2S. Quá trình bài tiết của tôm và sự phân hủy các chất trong các vật chất hữu cơ có trong điều kiện hiếm khí và yếm khí sinh ra khí NH3. Trong điều kiện yếm khí, khí H2S sinh ra từ chất hữu cơ lắng tụ khi phân hủy.

    + Bùn đáy ao tích tụ lâu ngày sẽ gây ngộ độc và stress cho tôm

    + Tạo điều kiện cho tảo độc phát triển mạnh sẽ làm tôm dễ bị mắc bệnh phân trắng.

    + Bùn đáy ao sinh ra sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và giảm năng suất trong nuôi trồng.

    Các biện pháp xử lý bùn đáy ao nuôi tôm
    [​IMG]

    Xử lý đáy ao nuôi tôm kỹ trước khi tiến hành vụ nuôi

    + Làm sạch đáy ao: Trước khi bắt đầu một vụ mùa mới thì bà con nên dọn sạch chất thải từ vụ trước. Việc cải tạo ao sẽ giúp tôm không bị ảnh hưởng và sinh bệnh từ các chất thải của vụ trước.

    + Hạn chế sự xói mòn do dòng chảy của nước: để khắc phục được hiện tượng này cần phải rửa ao nhiều lần, xây dựng chắc chắn hệ thống ao nuôi trồng. Điều này làm cho ao nuôi trồng được sạch sẽ, hạn chế các mầm bệnh cho tôm.

    + Quản lý thức ăn: Bà con nên chọn thức ăn có chất lượng cao và sử dụng thức ăn một cách hợp lý để tránh hiện tượng thừa thức ăn. Khi thức ăn kém chất lượng dẫn đến hệ số chuyển đổi thức ăn thành thịt cao, độ tan rã thức ăn trong nước lớn làm tôm không sử dụng hết được lượng thức ăn, điều này làm tăng hàm lượng bùn trong đáy ao.

    + Loại bỏ chất thải ra khỏi ao nuôi: Khi thấy lượng bùn đáy ao quá nhiều bà con nên thay nước hoặc dùng máy hút bùn để xử lý đáy ao, tránh xảy ra hiện tượng ao nuôi bị ô nhiễm nặng.

    Ngoài ra bà con có thể tham khảo men vi sinh Bottom up của Bác sỹ tôm để giúp xử lý đáy ao, ổn định nồng độ NH3/NO2, phân hủy thức ăn dư thừa và chất thải giúp cải thiện chất lượng nước ao nuôi.

    Đồng thời, bà con cũng nên thường xuyên bổ sung thêm men vi sinh có lợi cho tôm như Gut-Well - bổ sung lợi khuẩn đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa cho tôm.

    Việc xử lý đáy ao nuôi tôm hợp lý và hiệu quả sẽ giúp tôm hạn chế được một số bệnh thường gặp trên tôm như: bệnh phân trắng, bệnh đốm trắng,.... Vì vậy bà con cũng nên thường xuyên theo dõi ao nuôi tôm để kịp thời xử lý khi có những hiện tượng khác lạ. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bà con nuôi an toàn và đạt hiệu quả cao. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 19002620 để được tư vấn.

    Bác sỹ tôm chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

    Nguồn: https://bacsytom.com/xy-ly-bun-day-ao-nuoi-tom.html

Chia sẻ trang này