Các thông tin về cây mật gấu hiện nay

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi hongtham, 13/3/18.

  1. hongtham

    hongtham Member

    Cây mật gấu hay còn cây lá đắng (bitter leaf) có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del. Hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây mật gấu được nhiều người sử dụng để chữa bệnh ở các nước châu Phi, châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam.

    [​IMG]

    Hiện nay, mọi người thường gọi cây mật gấu với nhiều tên gọi khác nhau là cây lá đắng hoặc cây hoàng liên ô rô…. Thông tin mà tin tức y tế mới nhất http://ytevietnam.net.vn/ chia sẻ dưới đây sẽ giúp mọi người không bị nhầm lẫn với các cây thuốc khác.

    Cây mật gấu (cây lá đắng) có thành phần hóa học gì?

    Lá cây mật gấu có vị đắng do các chất saponin, tannin, alkaloids.
    Loại cây này còn chứa các hợp chất như: steroid, coumarin, flavonoid, anthraquinone, edotide and sesquiterpene
    Đồng thời lá đắng (lá mật gấu) còn chứa các chất khoáng như: magnesium, chromium, manganese, selenium, Fe, đồng (Cu+), kẽm (Zn), Vitamin A, E, C, B1,B2. Protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

    Cây mật gấu có tác dụng dược học không?

    Trang tin Y học cũng cho biết những hợp chất có trong lá mật gấu có tác dụng hỗ trợ trị một số bệnh do lão hóa, viêm mãn tính, động vật nguyên sinh (protozoan).
    Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm 2/2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) công bố rằng ở lá cây mật gấu sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.
    Các Polyphenol mang tính kháng viêm và Anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận và gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Bảo vệ tim mạch, giảm đường huyết và giúp ổn định lipid máu.

    Cây mật gấu có độc tính hay không?

    Các thí nghiệm được thực hiện như sau, cho động vật uống dịch chiết từ lá mật gấu (lá đắng) với nước trong 6 tuần đã cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật uống và không uống nước lá Đắng về:
    -Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết
    -Trọng lượng cơ thể
    -Số lượng tế bào trong máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

    [​IMG]

    Chứng tỏ dịch chiết lá cây mật gấu không có độc tính trên thí nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài.

    Dùng cây mật gấu cần lưu ý điều gì?

    Nhiều chứng minh cho thấy ở người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa có thể dùng nước lá mật gấu (lá đắng) cho thấy đường huyết ổn định lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp), ổn định chỉ số đo huyết áp, đặc biệt là bệnh người cao tuổi thường gặp.
    Phản ứng ngoại ý: chưa ghi nhận những phản ứng ngoại đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) có thể gặp phải hiện tượng táo bón, giảm huyết áp, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài
    Mặc dù theo các chuyên gia sức khỏe cho biết lá mật gấu (Lá Đắng) an toàn khi uống. Nhưng ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố về cây mật gấu (lá đắng) nên cần được theo dõi và đánh giá thêm.

Chia sẻ trang này