Các thành phần của chuỗi cung ứng

Thảo luận trong 'Đào tạo' bắt đầu bởi MayLee, 9/11/18.

  1. MayLee

    MayLee New Member

    Một chuỗi cung ứng cơ bản gồm có những thành phần nào? Vai trò của chúng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp? Đừng bỏ lỡ những thông tin cực bổ ích sau nếu đây là vấn đề mà bạn đang quan tâm, tìm hiểu.

    Chuỗi cung ứng là gì?

    Để hiểu về các thành phần của chuỗi cung ứng cũng như vai trò của chúng, trước tiên, chúng ta cần hình dung và nắm rõ định nghĩa chuỗi cung ứng.

    Theo đó, chuỗi cung ứng trong dây chuyền sản xuất và kinh doanh được hiểu là một mạng lưới sử dụng để chuyển sản phẩm dịch vụ từ nguyên liệu thô đến khách hàng cuối thông qua việc cấu trúc dòng thông tin, phân phối và tiền.

    Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, điều hành và phân phối sản phẩm đến tay người dùng. Đồng thời góp phần hỗ trợ quảng bá thương hiệu, hình ảnh cho doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng có hoạt động tốt và ổn định thì doanh nghiệp mới phát triển, hội nhập và xây dựng được nền tảng vững chãi.

    Các thành phần của chuỗi cung ứng

    Để đảm bảo chuỗi cung ứng hình thành, hoạt động và phát triển ổn định, yếu tố không thể thiếu trong nó là thành phần. Theo đó, một chuỗi cung ứng cơ bản bao gồm những thành phần chính:

    Nhà sản xuất

    [​IMG]

    Nhà sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường (Ảnh minh họa)

    Nhà sản xuất là thành phần đóng vai trò tiền đề trong việc hình thành chuỗi cung ứng. Nhà sản xuất ở đây là những doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm ra thị trường.

    Để có được sản phẩm, nhà sản xuất cần đến sự phối hợp và hỗ trợ của 1 hệ thống bao gồm: nguồn nguyên liệu, nhân lực tham gia sản xuất, máy móc trang thiết bị, bộ phận truyền thông và bộ phận vận chuyển. Trong đó, bộ phận truyền thông giúp quảng bá để người dùng biết đến sản phẩm. Bộ phận vận chuyển sẽ đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng thông qua cái đại lý, siêu thị…

    Nhà phân phối

    Nhà phân phối ở đây chính là các đại lý, siêu thị, chợ, trung tâm mua sắm,… vừa được nhắc đến ở trên. Các nhà phân phối này sẽ tiếp nhận và phân phối các sản phẩm từ nhà sản xuất ra thị trường, đến tay người tiêu dùng.

    Sản phẩm, dịch vụ có càng nhiều nhà phân phối thì khả năng chiếm lĩnh thị trường ngày càng cao, trở thành lựa chọn số 1 với người dùng và thu về cho nhà sản xuất lợi nhuận lớn.

    [​IMG]

    Nhà phân phối là yếu tố trung gian đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người dùng (Ảnh minh họa)

    Khách hàng

    Khách hàng (hay người tiêu dùng) là bộ phận quan trọng quyết định giá trị cũng như sự thành công của nhà sản xuất đối với sản phẩm mà họ cung ứng.

    Theo đó, để đảm bảo được nguồn cung cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, ngày từ trước khi bắt tay vào công đoạn sản xuất, nhà sản xuất cần phải tìm hiểu kỹ thị trường, ước lượng chi phí, xác định nhà phân phối, đối tượng khách hàng.

    [​IMG]

    Khách hàng là thành phần quan trọng quyết định hiệu quả của chuỗi cung ứng (Ảnh minh họa)
    Hay nói cách khác, 3 yếu tố: nhà sản xuất, nhà phân phối và khách hàng – cũng là 3 thành phần cơ bản của một chuỗi cung ứng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng thì mới đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vận hành hiệu quả; quá trình hội nhập, phát triển của doanh nghiệp tiến triển theo chiều hướng tốt.

    Hi vọng qua bài viết trên đã giúp mọi người hiểu hơn về các thành phần qua trọng không thể thiếu trong chuỗi cung ứng. Nếu quan tâm đến các khóa học của chúng tôi, vui lòng liên hệ ngay với FMIT nhé.
    Nguồn: ceochuyennghiep.com

Chia sẻ trang này