Các cách để chăm sóc lợn mán khi có thai

Thảo luận trong 'Thiết bị chơi game' bắt đầu bởi trangfun24h, 7/4/18.

  1. trangfun24h

    trangfun24h Member

    Sau khoảng 20 ngày quan sát thấy lợn mán cái đã cho phối giống không có biểu hiện động dục trở lại thì chúng đã mang thai, thời gian mang thai của lợn rừng trung bình từ 4 tháng. Trong thời gian lợn mán mang thai, cần chú ý một số khâu chăm sóc, quản lý và nuôi dưỡng như sau:

    Theo dõi việc phối giống

    Ghi lại ngày phối giống có kết quả, dữ liệu về con lợn đực lợn cái cho phối với nhau để tính được ngày đẻ dự kiến đồng thời theo dõi việc phối giống của con lợn đực sau ngày tránh đồng huyết.

    [​IMG]

    Quản lý lợn mán có thai

    Lợn mán khi có thai cần nhốt riêng mỗi con một chuồng tránh ăn uống tranh giành giữa các con lợn làm sảy thai. Lót thêm rơm rạ cho lợn làm ổ đẻ ở một góc chuồng.

    Trong giai đoạn đầu mang thai (35 ngày đầu) thai còn rất nhỏ, rất dễ xảy nếu lợn vận động mạnh hoặc vô tình để lợn mán đực nhảy vào phối giống, ăn phải thức ăn thiu, thối mốc. Chính vì vậy cần chú ý thức ăn cho lợn mán mang thai giai đoạn đầu, tăng cường chất lượng thực phẩm, các loại rau xanh tươi ngon, cho lợn ăn 3 bữa một ngày.

    Trước khi đẻ một tháng nên tăng dần thực phẩm cho lợn vì thời gian này thai tăng trưởng rất nhanh, cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mỗi con ăn.

    >>> Có thể bạn quan tâm: Mô hình nuôi lợn mán hiệu quả tại Hòa Bình

    Trước ngày đẻ một đến hai tuần lễ, lợn mán có biểu hiện ít đi lại và thích ngủ nhiều hơn. Bầu vú bắt đầu căng lên và lộ rõ, chúng sẽ tìm kiếm và gom rơm rác lại làm ổ đẻ. Chính vì vậy cần chuẩn bị cỏ sạch và khô sẵn trong chuồng cho chúng, đồng thời giảm dần lượng thức ăn tăng lượng nước uống.

    Khi lợn đẻ cần một không gian yên tĩnh, tránh tiếp xúc với người lạ để lợn mán tự nhiên và thoải mái tránh bị sợ hãi, giật minh hay sợ sệt đứng lên nằm xuống nhiều lần khi đẻ. Sau khoảng 20 – 30 phút thì rau thai mới ra hết, chủ động làm hiền với con lợn để giúp lợn mẹ làm một số việc như nhặt rau thai ra khỏi chuồng tránh chúng ăn phải sẽ kém sữa, cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt, ủ ấm cho lợn con sau đẻ bấm răng nanh khi cần thiết. Cho lợn mẹ uống nước sau đẻ có thể là nước ấm pha ít muối, hoặc nước vo gạo ấm có pha muối. Giúp lợn mẹ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

    >>> Xem thêm: Cách chọn lợn mán giống cho hiệu quả kinh tế cao

Chia sẻ trang này