Cà Mau nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển

Thảo luận trong 'Phụ kiện thời trang' bắt đầu bởi dichthuat24h7, 2/11/18.

  1. dichthuat24h7

    dichthuat24h7 Member

    Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, là tỉnh có vị trí đặc thù với 03 mặt đều giáp biển, cách TP. Hồ Chí Minh hơn 300 km, TP. Cần Thơ 150km - một trong bốn tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL. Nằm trên tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, nối liền ba nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lan (đoạn đi qua Cà Mau có chiều dài 52 km). Khi dự án này được hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác sẽ tạo cho Cà Mau một cơ hội, lợi thế mới, tiến đến là cửa ngõ giao thương với các nước trong khối Asean. Đây sẽ là lợi thế mang ý nghĩa chiến lược của Cà Mau và của vùng trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

    Cà Mau có tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện, nhất là kinh tế thủy sản. Với chiều dài bờ biển 254 km, diện tích ngư trường khoảng 80 nghìn km2, diện tích nuôi trồng thủy sản trên 296.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm xuất khẩu trên 266.000 ha (chiếm hơn 1/3 diện tích nuôi tôm cả nước), Cà Mau được xem là một trong những địa phương có tiềm năng kinh tế thủy sản lớn nhất nước. Sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản hàng năm bình quân đạt trên 441 nghìn tấn, trong đó sản lượng tôm chiếm tỷ trọng 34%.


    [​IMG]






    Đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Hiện sản phẩm thủy hải sản của tỉnh đã xuất khẩu sang trên 40 nước, vùng lãnh thổ, mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 dự kiến đạt trên 1,3 tỉ USD.

    Ngoài thế mạnh về thuỷ sản, Cà Mau còn có tiềm năng về tài nguyên rừng, khoáng sản, dầu khí và tiềm năng phát triển nông nghiệp, du lịch, cảng biển, cụ thể:

    Cà Mau hiện có trên 100.000 ha rừng, chủ yếu là rừng đước và rừng tràm- nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ nhân tạo. Vùng biển Cà Mau có tiềm năng lớn về khí đốt, trữ lượng khoảng 170 tỷ m3, là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng khí tự nhiên như: điện, đạm và một số ngành sử dụng khí thấp áp khác, là một trong những trung tâm sản xuất Điện và Đạm của quốc gia. Trên địa bàn tỉnh, Khu liên hợp Khí - Điện - Đạm, với hai nhà máy điện, công suất 1.500 MW đã hoà mạng vào lưới điện quốc gia, hàng năm cung cấp từ 9 - 10 tỷ kwh điện và một nhà máy đạm công suất 800 ngàn tấn/năm, đã đi vào hoạt động sản xuất thương mại.

    Đối với lĩnh vực nông nghiệp, ngoài cây lúa với diện tích khoảng 90.000 ha, Cà Mau còn có khả năng phát triển một số loài cây trồng khác và chăn nuôi gia súc, gia cầm ... tạo vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, lương thực, thực phẩm.

    Bên cạnh tiềm năng phát triển kinh tế, Cà Mau còn có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển đảo và du lịch lịch sử- nhân văn. Là một tỉnh nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên mang đậm nét đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều sông ngòi, đầm phá, có hệ sinh thái rừng ngập nước. Trong đó, có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Đầm Thị Tường, Bãi biển Khai Long, cụm đảo Hòn Khoai, Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc. Đặc biệt nhất là Mũi Cà Mau - điểm cực Nam của Việt Nam, một địa danh thiêng liêng trong mỗi tâm hồn người Việt. Nơi đây có khu rừng ngập mặn, bãi bồi Mũi Cà Mau cùng với rừng Tràm U Minh Hạ, đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá thế giới (Unesco) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Mới đây Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được công nhận là khu Ramsar thứ 2.088 của thế giới. Đặc biệt, Đảo Hòn Khoai tỉnh Cà Mau có tiềm năng rất lớn về xây dựng cảng biển nước sâu, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập hàng hóa tổng hợp cho các loại tàu có trọng tải 250.000 tấn, là cảng trung chuyển hàng hoá đa năng, không chỉ phục vụ vận chuyển hàng hoá cho tỉnh Cà Mau, mà cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Với điều kiện thuận lợi và tiềm năng lớn, mặc dù vẫn còn thách thức nhưng nhờ sự tác động có hiệu quả của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh cũng như trong khu vực, đây sẽ là cơ hội lớn và thời điểm tốt nhất để tỉnh Cà Mau thu hút đầu tư, phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản.

    Cà Mau đã có những dự án đầu tư quan trọng nào để góp phần khai thác hiệu quả hơn tiềm năng của tỉnh?

    Đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư ngày càng được cải thiện, nhiều dự án, công trình lớn đã hoàn thành và đang đầu tư như: cụm Khí Điện Đạm Cà Mau, nâng cấp các cầu trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn Cà Mau - Năm Căn, tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp; thi công tuyến đường Hồ Chí Minh, cầu Năm Căn bắc qua sông Cửa Lớn hoàn thành nối thông với huyện Ngọc Hiển, huyện cực nam của đất nước qua tuyến quốc lộ 1A, tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, các tuyến đường đến trung tâm các huyện, hệ thống đường ô tô đến trung tâm xã; xây dựng hàng ngàn km đường giao thông nông thôn, xây dựng cầu giao thông nông thôn.

    Bộ mặt đô thị trung tâm TP. Cà Mau, là đô thị loại II vào năm 2010 ngày càng khang trang và hiện đại, phấn đấu trở thành đô thị loại I vào năm 2020, đồng thời nông thôn, Cà Mau có những khởi sắc đáng kể trong phong trào xây dựng nông thôn mới và chăm lo cho an sinh phúc lợi trên địa bàn, đời sống nhân dân từng bước cải thiện rõ rệt qua từng năm...cũng chính là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Cà Mau phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.

    Trong xu thế liên kết các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL và phát huy lợi thế tiềm năng địa phương, theo ông Cà Mau cần tập trung đột phá vào những nhiệm vụ trọng tâm nào?

    Cà Mau tuy còn nhiều tiềm năng và lợi thế đang chờ đón khai thác và phát huy hiệu quả đầu tư, nhưng do Cà Mau nằm xa thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư còn hạn chế, nên thời gian qua thu hút đầu tư, nhất là FDI của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Vì vậy, để thu hẹp khoảng cách với các địa phương trong vùng, tạo nên sự đột phá trong thu hút đầu tư, bên cạnh các giải pháp đồng bộ, tỉnh sẽ tập trung quyết liệt vào các nhiệm vụ trọng tâm:

    Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế Năm Căn trên cơ sở nguồn lực của địa phương và tập trung mời gọi các nhà đầu tư có tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực này để tạo mặt bằng sạch để mời gọi các dự án thứ cấp. Triển khai thực hiện Đề án Nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến năm 2020, với mục tiêu nâng cao chất lượng điều hành kinh tế của tỉnh, xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thân thiện, góp phần cải thiệu Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong thời gian tới, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng danh mục các dự án mời gọi đầu tư từ nay đến năm 2020, trong đó chú trọng đến những dự án trọng điểm có tính khả thi cao, phù hợp với đều kiện phát triển kinh tế và lợi thế của địa phương, đồng thời mang tính chất liên kết vùng.

    Để phát triển kinh tế- xã hội- văn hoá- du lịch bền vững hơn, Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh hợp tác liên kết vùng ngày càng thiết thực và hiệu quả, đặc biệt với vùng ĐBSCL, TP. HCM và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, thông qua các Diễn đàn hợp tác 2015 tại Cần Thơ kỳ này, Cà Mau mong muốn đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của ĐBSCL, của tỉnh, thông qua diễn đàn chung, tăng cường hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch nội vùng và các vùng, miền khác trong cả nước.

    Xem thêm tại http://midtranscamau.blogspot.com/

Chia sẻ trang này