CÁC MÓN NGON ĐẶC SẢN MIỀN TÂY MÙA NƯỚC NỔI

Thảo luận trong 'Ẩm thực miền Bắc' bắt đầu bởi tuqaomautrang, 13/10/22.

  1. tuqaomautrang

    tuqaomautrang New Member

    - Các món ngon từ Cá Linh
    Nói đến mùa nước nổi, ai cũng nghĩ ngay đến cá linh. Từ thượng nguồn sông Mekong, loài cá này theo dòng phù sa đến với miền Tây như món quà hào phóng của thiên nhiên. Đây cũng là mùa mưu sinh của bao gia đình sống bằng nghề lưới, đó, đáy, đăng, giăng câu…

    Trên thủy trình trôi dạt ấy, cá linh vừa đi vừa lớn, vừa sinh sản. Đầu mùa nước, cá linh bé như đầu đũa nên người dân gọi là cá linh non. Cá chưa lớn nên xương mềm, bụng có mỡ béo ngậy. Cá linh non đầu mùa kho với nước dừa, mía có hương vị ngon tuyệt. Vị béo ngậy của cá quyện với vị thơm ngọt của dừa khiến món ăn trở nên khác biệt. Cá linh kho tiêu trong nồi đất, ăn với cơm trắng, đơn giản mà đậm đà như tình người miền Tây hiếu khách.
    Con to bằng ngón tay thì nấu canh chua bông điên điển, kèo nèo, so đũa, bông súng hoặc chiên giòn, chiên bột chấm mắm me hay kho mắm. Món cá linh nhúng giấm bông điên điển rất đáng để du khách thưởng thức. Cá không cần đánh vảy, chỉ cần bỏ vào rổ tre chà nhẹ là được, sau đó bỏ ruột, ướp gia vị gồm chút muối, đường, bột ngọt, tiêu và tỏi băm. Giấm phải là giấm nhà có vị chua thanh đặc biệt.
    Ngoài điên điển, món này phải ăn kèm với bông súng ma mọc dại chỉ dài khoảng 1 m để tăng hương vị cho món ăn. Cá linh cho vào nồi nước đang sôi, cùng các loại rau, để vừa chín tới mới giữ được độ ngọt. Vị ngọt của cá, vị giòn của bông điên điển, bông súng, chất chua thanh của giấm, cay cay của ớt, tiêu hợp thành một mùi hương khó quên.
    - Bông điên điển
    Một cảnh sắc sống động của miền Tây mùa nước nổi chính là màu vàng rực ở các bờ kênh, bờ sông từ bông điên điển. Khi được con nước bồi đắp phù sa, điên điển nở rộ mang đến một hương vị độc đáo mà chẳng nơi nào có được. Chỉ cần nhặt cuốn lá, rửa sạch thì đã có thêm một thức quà bình dị điểm tô cho các món ăn nơi đây.
    Bông điên điển có rất nhiều kiểu chế biến, từ đơn giản đến cầu kì. Hôm nào lười đi chợ, cứ hái điên điển về xào tỏi thì cũng đủ no nê, chắc bụng. Hấp dẫn hơn là nồi canh chua cá linh được điểm thêm sắc vàng của chúng. Điên điển gion giòn, khi ăn lại đăng đắng nhưng đọng vị ngọt dịu ở cổ họng, nói đến đây thôi cũng thấy thòm thèm. Bên cạnh đó, người miền Tây còn tận dụng điên điển làm món tép xào, bún cá, rau chấm các món kho…
    - Bánh xèo bông điên điển
    Bên cạnh món ăn quen thuộc là lẩu bông điên điển hay canh chua bông điên điển thì món bánh xèo bông điên điển là một trong những món ăn lạ miệng không thể bỏ qua.
    Bánh xèo bông điên điển là tổng hòa của nhiều hương vị rất hài hòa có chua cay của nước chấm, ngọt của tôm thịt, giòn giòn của vỏ bánh, bông điên điển và bùi bùi của mỡ hành. Bánh được ăn với các loại rau trong vườn nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, lá mơ…mang đến cho người thưởng thức hương vị bánh xèo mới lạ đến khó quên.

    - Bông súng mắm kho
    Từ xa xưa, bông súng đã là món ăn quen thuộc của những người dân miền Tây mỗi mùa nước lên. Cũng giống như bông điên điển, bông súng bừng nở một góc trời, từ súng trắng đến súng tím đua nhau khoe sắc, không chỉ làm đẹp cho đất trời mà còn là món ăn dân dã, độc đáo của người dân nơi đây đã trở thành một phần của đặc sản miền Tây Nam Bộ.
    Bông súng hấp dẫn ở cái giòn xốp và thanh vị. Nếu ăn trực tiếp, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mới trong cổ họng cùng với đó là chút ngọt, chút bùi hấp dẫn. Đi cùng bông điên điển, bông súng cũng là nhân tố tạo nên sức quyến rũ cho các nồi lẩu. Chỉ cần nhúng vào khi nước vừa sôi, bông súng mềm nhưng vẫn giữ lại độ giòn dai kèm theo đó là mùi thơm lan tỏa trong từng thành phần, tất cả đã tạo cho món ăn một tổng thể đầy sắc hương.
    - Cây hẹ nước
    Mỗi năm cứ đến mùa nước nổi, cây hẹ nước sinh sôi nẩy nở, đã đem lại cho một món ngon dân dã lại hấp dẫn mà đặc biệt chỉ có ở vùng đất miền Tây. Kêu là hẹ nước vì nó mọc dưới nước, ở trong các thửa ruộng phèn, gốc bám sâu dưới bùn đất, bụi hẹ vươn lên khỏi mặt nước và xòe ra xung quanh, lá tỏa ra dập dềnh, dập dềnh. Nó không giống với hẹ trên cạn chút nào hết. Hẹ trên cạn dày lá nhưng bề ngang lá hẹp, màu xanh sẫm. Hẹ nước lá mỏng, có gân trắng chính giữa và giống lá sả hơn, nhưng không dày, cứng, có lông tơ như lá sả, mà mỏng, mềm, hơi trong trong, màu xanh nhàn nhạt như lá sả. Lá hẹ nước mềm, xốp và giòn, vị ngọt thanh mát rượi.
    Xem thêm:

    https://gotrangtri.vn/shop/tu-quan-ao-3-canh-5-ngan-xuat-khau-chau-au-ghc-533/
    http://forum.dmec.vn/index.php?threads/che-đi-các-khuyết-điểm-với-tủ-trang-trí.563087/

Chia sẻ trang này