Bình hút lộc men rạn cổ đắp nổi cá chép vượt vũ môn

Thảo luận trong 'Phong thủy' bắt đầu bởi saxuaua, 9/7/18.

  1. saxuaua

    saxuaua Member

    Sản phẩm BÌNH HÚT LỘC CÁ CHÉP VƯỢT VŨ MÔN

    Siêu phẩm với chất liệu cao cấp, họa tiết tinh xảo là một lựa chọn phù hợp để trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian nhà bạn thêm phần sang trọng.
    Kích thước: 30x30, 35x35, 50x50
    Sản phẩm được nung ở nhiệt độ từ 1200 đến 1300 độ C, đảm bảo an toàn cho người sử dụng; chắc chắn, bền đẹp với thời gian.

    Chất liệu: Men rạn cổ Bát Tràng.

    Nhắc đến Làng Gốm Cổ Truyền Bát Tràng, người ta không chỉ biết đến một làng nghề sản xuất đa dạng về mặt chủng loại, mẫu mã mà còn vô cùng nổi tiếng với các bí quyết pha chế ra những dòng men quý chỉ lưu truyền trong mỗi gia đình, dòng tộc.

    Dòng men nổi tiếng nhất góp phần làm nên “thương hiệu” gốm Bát Tràng mà các nghệ nhân của làng nghề xưa tạo ra chính là Men rạn. Kỹ thuật pha chế men rạn rất công phu và phức tạp, đặc biệt là phải biết cách kết hợp đặc tính giữa xương gốm và da gốm. Nguyên liệu pha chế chủ yếu được lấy từ tự nhiên gồm tro trấu, đất sét, cát… theo một công thực nhất định. Men rạn là một loại men độc đáo được tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men gốm, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao và tính kiên trì.

    Phong cách tráng men rạn mang đậm nét cổ kính của những nếp gấp thời gian, pha với lớp men rạn truyền thống là hoa văn đắp nổi mang hơi thở hiện đại.

    Thành bình được trang trí bởi những họa tiết đắp nổi trong hai sắc xanh và vàng nổi bật trên nền men rạn trắng. Những họa tiết này được sắp đặt theo cấu trúc không gian xa-gần. Ở không gian gần, ta bắt gặp hình ảnh những bông hoa sen vàng, lá sen xanh – quốc hoa của Việt Nam – đang vươn ra bao trọn phần thân dưới của bình. Bơi lên từ hồ sen ấy là những con cá chép vảy vàng sang bóng. Việc đắp nổi họa tiết đem lại sức sống cho những con cá chép vàng, khiến ta tưởng tượng như chúng đang quẫy đuôi bơi về phía trước hết sức sống động. Ở phần không gian xa là cổng trời của những tầng mây xanh cao nhất. Đắp nổi ở cổ lọ là một con rồng vàng to lớn, bay lượn đầy quyền uyngay trên cổng trời. T oàn thân rồng toát lên uyển chuyển với một sức căng rất lớn. Hàm răng sắc nhọn, hai râu dài, vảy rồng sắc nét.

    Dụng ý của người nghệ nhân khi đắp nổi hoa văn theo cấu trúc không gian xa-gần là để tái hiện hình ảnh trong sự tích cá chép hóa rồng vượt vũ môn. Mỗi chi tiết trang trí đều mang một ý nghĩa nhất định:

    1. Những bông sen vàng được đỡ bằng cuống hoa dài vươn ra từ những lá sen xanh và lớn.

    Bông hoa sen, được biết đến là quốc hoa của Việt Nam, tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp của dân tộc “con Rồng cháu tiên” . Mùi hương sen mát lạnh, tỏa dịu dàng vào ngày nắng. Vẻ đẹp của sen là biểu tượng cho sự tao nhã, cao sang và thuần khiết. Sen sống trong bùn, bắt nguồn từ bùn nhưng vươn lên ra khỏi đất tỏa hương thơm mạnh mẽ. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, ý chí vượt lên trên mọi nghịch cảnh, thử thách “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

    2. Họa tiết cổng trời.

    Giữa hai bức tường vàng là cổng trời. Cổng trời có cửa sổ hình tròn. Theo dân gian, cửa sổ hình tròn tượng trưng cho bầu trời, có ý nói nơi đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất.

    3. Cá chép vượt vũ môn, hóa rồng vàng.

    Huyền thoại xưa ở Á Châu kể rằng, khi trời đất mới hình thành, chính Trời đã làm ra mưa, gió, giông, sét . Nước từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong nước được Trời tạo ra đầu tiên, đó chính là nguồn phát sinh ra mọi thứ trên trái đất.
    Vì bận bịu tạo ra người và vạn vật nên Trời không làm mưa gió nữa, mà sai rồng là con vật ở cõi trời, bay lượn ở trên không trung và phun nước xuống trần gian làm ra mưa, tưới mát cho cây cối và các loài sinh vật dưới nơi đây.

    Nhưng vì số rồng trên trời không đủ để mang mưa đến khắp mọi nơi nên Trời mới đặt ra một kỳ thi kén chọn các con vật lên làm rồng, gọi là “thi rồng”. Khi chiếu chỉ của Trời ban xuống dưới Thủy cung, tất cả các giống loài sống dưới nước tranh nhau đi thi.

    Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng.

    Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại.

    Đến lượt một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặc biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai. Thấy điều lạ, thần gió bay đến để xem. Khi thần gió đến thì gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trỗi dậy…

    Cá chép nhờ đợt sóng cao đưa lên, vượt luôn một lần qua ba đợt sóng, nhả ngọc vượt qua Vũ Long Môn và hóa rồng.

    Từ câu chuyện dân gian đó, sự tích Cá chép hóa rồng đã trở thành biểu tượng cho sự can đảm, may mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng cho đến ngày nay.

    Trang trí trên chiếc bình mang ý nghĩa phong thủy nhằm hướng đến sự kích hoạt may mắn,“hút lộc” cho gia chủ: sự thăng tiến trong học hành, thi cử, công danh, đem lại nhiều thuận lợi trong công việc sự nghiệp.

    Có thể sử dụng chiếc bình với nhiều mục đích.

    Trang trí không gian: trưng bày trong phòng khách, sảnh đường nhà hàng, khách sạn hay văn phòng công ty

    Món quà tặng ý nghĩa cho cấp trên, đối tác và khách hàng; làm quà tặng biếu cho người thân, bạn bè.

    Công ty TNHH Vạn An Lộc

    Địa chỉ: xóm 3, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

    Email: vananloc@gmail.com

    website: vananloc.vn

    Hotlne: 0868999868

    Sđt: 097545375- 01672096884

Chia sẻ trang này