Bát hương lựu đắp nổi men rạn lưỡng long chầu nguyệt

Thảo luận trong 'Phong thủy' bắt đầu bởi saxuaua, 29/6/18.

  1. saxuaua

    saxuaua Member

    [​IMG]
    Bát hương lựu đắp nổi men rạn lưỡng long chầu nguyệt


    Bát hương trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt: Là người Việt Nam, hẳn mỗi chúng ta đều khắc sâu trong tâm khảm một tín ngưỡng dân gian có từ ngàn đời, thể hiện quan niệm sâu sắc về nhân sinh của dân tộc – Tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên . Đó là nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt , là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình. Biểu hiện rõ ràng và trực tiếp nhất của nét văn hóa tâm linh trên chính là bàn thờ gia tiên trong mỗi gian nhà Việt.
    [​IMG]


    Trên những ban thờ ấm cúng mà linh thiêng ấy, Bát hương là một vật quan trọng không thể thiếu vắng. Bát hương là vật quan trọng nhất, được coi là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Mỗi nén hương được thành kính thắp lên không chỉ là lời mời tổ tiên, thần phật về hưởng lộc, lắng nghe lòng biết ơn, thành kính hay những lời thỉnh cầu của đời con cháu, mà còn là sợi dây vô hình liên kết giữa cõi âm và cõi dương. Thần linh, gia tiên tiền tổ sẽ về ngự trị trên mỗi bát hương. Trong những giây phút ấy, con người ta trở nên thành thực , trong sáng nhất. Con người ta như được giác ngộ, hướng thiện hơn, trong sạch hơn.

    Bát hương trong tập quán thờ cúng của người Việt là một vật linh thiêng và quan trọng như thế, nhưng liệu có phải ai cũng hiểu hết được những ý nghĩa tâm linh được chạm khắc tinh tế trên mỗi Bát hương vô cũng quen thuộc?



    Bát hương gốm sứ Song long chầu nguyệt khắc rạn nổi

    Bát hương có rất nhiều loại với những chất liệu khác nhau, có thể là bát hương gốm sứ, có thể là bát hương bằng đồng tuy nhiên bát hương gốm sứ vẫn là sự lựa chọn phổ biến hơn cả.

    Theo quan niệm xưa, gốm sứ là tinh hoa của đất và nước. Bát hương gốm sứ mang theo nét văn hóa truyền thống hướng về cội nguồn, hướng về đất mẹ. Sản phẩm bát hương Song long chầu nguyệt được chế tác cầu kỳ, tinh xảo, đặc biệt được đắp rạn nổi, giúp khiến cho hình ảnh hoa văn sinh động hơn, khỏe khoắn, có hồn hơn.

    Ý nghĩa biểu trưng của loài rồng

    Dân tộc Việt Nam tự hào với nguồn gốc con Rồng cháu Tiên nối liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân. Trải qua các thời kỳ, dẫu đất nước có rất nhiều thay đổi , hình ảnh loài Rồng thiêng liêng vẫn oai phong, lẫm liệt hiện hữu trong cuộc sống và trong tâm thức của người Việt. Loài rồng được mọi người nhắc đến, sùng kính, tôn vinh, và cứ như thế đi vào truyền thuyết.

    Người phương Đông coi Rồng là loài thú tương trưng cho điều tốt lành. Mình rồng dài, thân có nhiều vảy, đầu có sừng như sừng hươu,chân có móng vuốt, rồng có nhiều tài như bay trên trời, bơi dưới nưóc.. Chính vì vậy, Rồng là biểu tượng của Hoàng đế, của người quân tử. Rồng có khả năng dùng hơi thở thổi ra nguyên khí trời đất, nguyên khí này chính là nền tảng của học thuật phong thủy. Hình dạng của núi sông, thung lũng, các khối nhà, đường xá đều có liên quan đến các bộ phận của rồng như đầu, mình, thân,đuôi, móng vuốt và viên ngọc rồng, từ đó ảnh hưỏng đến môi trường phong thủy.

    Rồng là điểm hội tụ với ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh. Hình ảnh Rồng uốn khúc,vươn cao, bốn chân có móng sắc bám vững chắc, dáng vẻ uy nghi, vừa có hình dáng diệu kỳ, vừa có phép mầu mầu nhiệm, tượng trưng cho sự hưng thịnh trong văn hóa dân gian.

    Rồng tượng trưng cho sự phồn vinh và sức mạnh của dân tộc, vì vậy nhanh chóng trở thành hình tượng biểu hiện uy quyền của nhà nước phong kiến. Nếu khi xưa,Rồng chỉ xuất hiện ở những nơi trang trọng nhất của cung vua, hay những công trình lớn của quốc gia thì theo thời gian, với sức sống dẻo dai của mình,Rồng đã vượt ra khỏi kinh thành, đến với khắp các làng quê dân dã. Nó leo lên các đình làng, ẩn mình trên các bình gốm sứ , cột đình, cuộn tròn trong lòng bát đĩa hay trở thành người gác cổng chùa…

    Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối, là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng”.

    Song long chầu nguyệt

    Với tất cả những ý nghĩa thiêng liêng trên, người nghệ nhân làng gốm với đôi bàn tay lành nghề cùng với tâm huyết của mình đã đưa hình ảnh loài rồng oai phong ấy vào Bát hương Song long chầu nguyệt . Hoa văn họa tiết được chạm trổ rạn nổi, với sắc men vàng nổi bật trên nền men lam càng làm toát lên sự uyển chuyển,mạnh mẽ của “song long”. Dáng vẻ oai hùng khi chúng vươn chân dài, đầu ngẩng cao hướng về nguyệt sáng, như đang thể hiện khí thế hừng hực muốn tiến chinh phục các giá trị văn minh của phương Đông cổ đại.
    [​IMG]


    Đây là một hình tượng rồng hoàn hảo về mỹ thuật về sự sáng tạo trong văn hóa gốm sứ, lại có cá tính rõ ràng và đặc trưng của nên văn hóa dân tộc Việt.



    Có thể nói ý nghĩa của bát hương lúc này không chỉ dừng lại ở giá trị vật chất hay tinh thần, mà nó còn mang giá trị truyền thống trao truyền, cha truyền con nối,con cháu nhớ về tổ tiên và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Trong khi mọi thứ có thể thay đổi, nhà cửa thay đổi, dụng cụ thay đổi, cuộc sống thay đổi, nhưng bát hương thì không, điều đó là “bất di bất dịch”. Qua đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân làng cổ, mỗi Bát hương không chỉ là một sản phẩm tâm linh vô cùng linh thiêng, mà còn là một tác phẩm xứng tầm nghệ thuật với hình ảnh Song long chầu nguyệt đắp nổi tinh tế và uy nghi.

    Vì vậy, hãy để Bát hương gốm sứ chạm khắc rạn nổi mang hình ảnh Rồng - linh vật cát tường- Song long chầu phượng , biểu tượng phong thủy phương Đông hiện hữu trên bàn thờ gia tiên , giúp kéo gần hơn khoảng cách với thần linh, tổ tiên.

    Công ty TNHH Vạn An Lộc

    Địa chỉ: xóm 3, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

    Email: vananloc@gmail.com

    website: vananloc.vn

    Hotlne: 0868999868

    Sđt: 097545375- 01672096884

Chia sẻ trang này