Bát hương 3 chân đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt men rạn cổ Bát Tràng

Thảo luận trong 'Phong thủy' bắt đầu bởi saxuaua, 29/6/18.

  1. saxuaua

    saxuaua Member


    [​IMG]
    Bát hương là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Nó được ví như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về vậy. Bát hương thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành mà phù hộ độ trì.



    Không biết sử dụng đúng cách có thể khiến bát hương không có đủ linh lực. Khi đó Thần, Phật, Tổ tiên giáng lâm độ trì thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá gia chủ. Vì vậy, những vấn đề về bát hương như cách bố trí trên bàn thờ, cách bốc bát hương,… có những thủ tục cần được chú ý kĩ càng,những nguyên tắc cố định, không thể nào thay thế.

    Việc chọn mua bát hương cho gia đình sao cho phù hợp, thể hiện được sự thành kính đối với Phật, Thần linh, Gia tiên là một vấn đề vô cùng quan trọng.
    [​IMG]


    Bát hương nên mua đồ bát hương Bát Tràng, đẹp, bền mà có thổ không nên dùng bát hương Tàu. Khi mua bát hương cần chọn loại không có chữ Hánviết ở thành.



    Sản phẩm BÁT HƯƠNG BA CHÂN LƯỠNG LONG CHẦU NGUYỆT với chất liệu cao cấp, họa tiết tinh xảo là một lựa chọn phù hợp với phong tục và văn hóa thờ cúng của người Việt.

    Sản phẩm được nung ở nhiệt độ từ 1200 đến 1300 độ C, đảm bảo an toàn cho người sử dụng; chắc chắn, bền đẹp với thời gian.

    Kích thước:

    Dòng bát hương Bát Tràng men rạn cổ luôn được nhiều người ưa thích. Phong cách tráng men rạn mang đậm nét cổ kính của những nếp gấp thời gian. Bên cạnh vẻ đẹp truyền thống ấy là những họa tiết in nổi với hai sắc xanh và vàng nổi bật trên nền men rạn trắng. Những viền nét cầu kỳ bao quanh bát hương vừa l àm điểm nhấn trang trí vừa phản ánh đúng xu thế tâm linh văn hóa Việt thời hiện đại. Cân xứng giữa bát hương là một quả cầu lửa âm dương, ngay dưới đó là hình ảnh một quả núi với nước bao quanh. Đối xứng hai họa tiết này là hai con rồng vàng đang bay trong tư tế quyền uy.

    Họa tiết "Lưỡng long chầu nguyệt" được thể hiện với đặc điểm là "đuôi chổng lên, đầu chúc xuống, mắt ngước lên nhìn mặt trăng vớiý nghĩa thuần phục". Đó là biểu tượng cho tâm linh thần phục thánh thần.

    "Lưỡng long chầu nguyệt" trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.

    Hai con rồng là biểu tượng lực Âm - Dương cân bằng, hạt châu lại là biểu tượng của Thái cực, là biểu tượng của vũ trụ. Từ xa xưa con Rồng đã có trong tâm thức người Việt,là điểm hội tụ với ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh. Các nhà nghiên cứu dân gian đều đồng ý rằng, rồng đứng đầu trong hàng tứ linh "long, lân, quy, phượng".Hình dáng của rồng mỗi thời một khác là do quan niệm tâm linh và kiến trúc thời đó.

    Thời Lý: Hình ảnh "rồng bay lên"- Thăng Long tượng trưng cho vùng đất thiêng và sự vươn lên của dân tộc Việt.Vàothời kỳ này, rồng cũng được trang trí ẩn hiện trên hình lá đề, cánh sen, ở bệ Đức Phật. Rồng thời Lý có thân hình tròn, uốn lượn nhiều khúc, dài và nhỏ dânvề phía đuôi. Chân rồng thường cố định 3 ngón , hình rồng chữ S. Chính sự chặt chẽ về kiến thức đó nên người dân thường trang trí rồng trên các mái đình đền với biểu tượng thiêng liêng.

    Rồng thời Trần lại khác, tuy kế thừa yếu tố cơ bản của thời Lý nhưng đã có những biến đổi về chi tiết. Rồng bắt đầu xuất hiện cặp sừng và đôi tay, mào lửa trên đầu ngắn hơn và phần lưng uốn lượn võng xuống hình yên ngựa. Rồng thời Trần mạnh mẽ, thân hình to và khỏe khoắn, vì thời Trần 3 lần chống quân Nguyên - Mông.

    Rồng thời Lê thì khác biệt hoàn toàn. Các hình dáng được phô bày chứ không chỉ uốn lượn. Đầu rồng to, bờm lớn ngược rasau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to.

    Xuất hiện với những đặc điểm khác nhau trong lịch sử nhưng rồng luôn có những đặc trưng chung rõ ràng nhất định. T hân rồng hình sin uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Đầu rồng có bờm dài, râu cằm. Mắt lồi to,hàm mở rộng. Trái ngược với thân hình mềm mại nhẹ nhàng là móng vuốt sắc nhọn biểu tượng cho sức mạnh phi thường. T oàn thân rồng toát lên uyển chuyển và một sức căng rất lớn từ cái vươn chân dài, đầu ngẩng cao, dáng đầu rực lửa thể hiện cho khí thế hừng hực muốn tiến chinh phục các giá trị văn minh nhất của phương Đông cổ đại.

    Hình ảnh con rồng linh thiêng thường được sử dụng trong trang trí kiến trúc, điêu khắc,hội họa,… với ngụ ý canh giữ và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện và làm việc tốt.

    Hai con Rồng hướng tới sự cân bằng của vũ trụ, không chỉ đóng vai trò giúp gió mưa thuận hoà mà còn canh giữ núi non “đất nước 4000 năm lịch sử, lưng tựa thế núi, mặt trông ra biển Đông, thiên nhiên nơi đâu chẳng hóa hồn con người”(họa tiết núi và nước ở dưới hạt châu), bảo vệ chủ quyền của dân tộc “con Rồng cháu tiên”.

    “Lưỡng long chầu nguyệt” canh giữ bát hương và là biểu tượng cho sức mạnh thần thánh,tạo cho bát hương linh khí để Thần linh và Tiên tổ có thể giúp đỡ, độ trì cho gia chủ.

    Bát hương ba chân “Lưỡng long chầu nguyệt” cùng nét đẹp hài hòa, họa tiết có ý nghĩa sâu xa mang lại sự gọn gàng tinh tế trên bàn thờ, khiến cho không gian thờ cúng của gia đình thêm phần trang trọng và ý nghĩa.

    Áp dụng: Đồ thờ cúng,quà biếu,…

Chia sẻ trang này