Theo xu thế giảm sử dụng kháng sinh như hiện nay, việc sử dụng axit béo tự nhiên đang trở thành mối quan tâm cho việc nâng cao sức khỏe đường ruột. MCFA là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, đã được sử dụng trong chăn nuôi một thời gian. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó có tính kháng khuẩn cũng như đóng một vai trò trong sự phát triển đường ruột và hệ miễn dịch. Các áp lực gần đây trong việc giảm sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp thúc đẩy mối quan tâm đến các chất thay thế như là MCFA. Vậy các chuyên gia dinh dưỡng cần biết sử dụng MCFA như thế nào, tại sao cần sử dụng và khi nào nên thêm vào khẩu phần ăn của heo. Axit béo chuỗi trung bình (MCFA) là gì? MCFA là các axit béo được tạo thành từ chuỗi chứa 6 đến 12 Carbon, chúng có thể hình thành chuỗi trung bình triglycerides (MCTs). Chúng cũng có thể có những axit béo không nhánh như ca- proic acid (6), caprylic acid (8), capric acid (10) and lauric acid (12). Trong thương mại, MCFA được ép từ trái dừa và cây cọ. Sữa dê có hàm lượng 3 thành phần MCFA (chuỗi ngắn hơn) tự nhiên cao. Trong khi đó, sữa ép ra từ các loại hạt chứa hàm lượng MCFA cao đáng kể. Về mặt tiêu hóa, khi đưa vào cơ thể MCFA sẽ khuếch tán thụ động từ hệ tiêu hóa vào thẳng bên trong hệ tuần hoàn mà không cần phải biến đổi như là axit béo chuỗi dài. MCFA hoạt động như thế nào? MCFA sẽ tác động đến môi trường bên trong ruột, bằng cách đó, chúng đã được chứng minh có tác động lên hệ vi khuẩn đường ruột (microbiome). Các nhà vi sinh học đã phát hiện được rằng chúng là tác nhân kháng khuẩn tác động trực tiếp lên vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương. Khi thử nghiệm với bốn mầm bệnh thường gặp ở heo (Escherichia coli, Streptococcus suis, Salmonella poona và Clostridium perfringens), hàm lượng ức chế tối thiểu của hỗnhợp MCFA là từ 0,1 đến 0,3 phần trăm. Chúng cung cấp năng lượng cho ruột, cải thiện hình thái của ruột bao gồm cả cải thiện chiều dài lông ruột, điều này đã được quan sát thấy trong các thí nghiệm. MCFA cũng là nguồn năng lượng cho các lợi khuẩn, do đó tạo một môi trường đường ruột khỏe mạnh và ít mầm bệnh. Ngoài ra, chúng còn có thuộc tính chống lại vi rút, đặc biệt là có tác động lên màng của vi rút. Nghiên cứu khác chỉ ra rằng chúng có khả năng giảm tính nguy hiểm của một số mầm bệnh nào đó. Điều này có thể là do sự ảnh hưởng miễn dịch gián tiếp hoặc khả năng làm giảm sự lan truyền của vi rút. Những phát hiện này đã dẫn đến ứng dụng của chúng trong các bệnh cụ thể, ví dụ như: Hội chứng rối loạn sau cai sữa (PMWS). Nguồn: http://biotechviet.vn/su-dung-axit-beo-chuoi-trung-binh-mcfa-giam-khang-sinh-trong-chan-nuoi-T34d0v3339.htm