Cơ hội của ngành xuất nhập khẩu

Thảo luận trong 'Đặt quảng cáo DMEC' bắt đầu bởi Thinhgecabc, 5/9/20.

  1. Thinhgecabc

    Thinhgecabc New Member

    [​IMG]

    Ngành xuất nhập khẩu chắc không còn quá xa lạ gì với đại đa số chúng ta nữa với thời đại 4.0 phát triển như bây giờ thì nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cũng tăng cao dẫn đến ngành các lĩnh vực ngành nghề liên quan đến xuất nhập khẩu cũng phát triển khiến cho nhiều bạn lựa chọn ngành nghề này để làm hướng đi cho tương lai.Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành thì bài viết của mình dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành,triển vọng của nó ,….

    1.Khái niệm

    Xuất nhập khẩu như cái tên của nó sẽ có hai phần là xuất và nhập nói riêng, xuất nhập khẩu nói chung cho nên ta sẽ đi tìm hiểu từng phần trước nha

    +Xuất khẩu là gì?

    Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.

    Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập[1] khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.

    +Nhập khẩu là gì?

    Nhập khẩu hay nhập cảng là các giao dịch về hàng hoá và dịch vụ qua đường biên giới quốc gia ngoài nước vào trong nước. Hàng nhập khẩu của nước tiếp nhận hàng hóa, dịch vụ là hàng xuất khẩu của một nước gửi đi bán hàng hóa, dịch vụ đó. Nhập khẩu và Xuất khẩu là những giao dịch tài chính của Thương mại Quốc tế.

    +Xuất nhập khẩu là gì?

    Xuất nhập khẩu hay còn được biết đến với tên tiếng anh là Import – Export. Đây là hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường. Ngoài ra còn tạo các mối quan hệ kinh doanh với các quốc gia, thúc đẩy kinh tế trong nước.

    2.Các công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu

    Làm việc trực tiếp với khách hàng của mình. Nhân viên xuất nhập khẩu cần tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng; Nhận các hợp đồng, đơn đặt hàng với doanh nghiệp. Tiến hành hoàn tất thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Tiến hành lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp với nhu cầu của khách hàng, phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng hòa; Cùng với kế toán, nhân viên xuất nhập khẩu thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng. Nhận thanh toán tiền bằng nhiều phương thức khác nhau; Hoàn thành các thủ tục hải quan, kho bãi để quá trình xuất,nhập khẩu diễn ra suôn sẻ; Tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu với số lượng tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa; Quản lý đơn hàng, hợp đồng; Tìm kiếm các khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của công ty; Các nhân viên xuất nhập khẩu còn cần liên lạc, duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp. Báo cáo nội bộ và tham mưu cho các trưởng phòng kinh doanh chiến lược xuất nhập khẩu hiệu quả…

    3.Những kiến thức cần thiết của một nhân viên xuất nhập khẩu

    +Quy trình và chính sách Xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

    +Giao thông vận tải

    +Thanh toán quốc tế

    +Hợp đồng,dao dịch,đàm phán

    +Thủ tục hải quan

    +Chứng từ xuất nhập khẩu

    4.Yêu Cầu của nhân viên xuất nhập khẩu

    +Ngoại ngữ

    +Sử dụng thành thạo B2B web/apps/tìm kiếm thông tin trên Internet

    +Thuyết trình, thuyết phục, giao tiếp

    +Kỹ năng văn phòng

    +Kỹ năng mềm khác

    5.Lương của xuất nhập khẩu

    Đối với nhân sự mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm: Mức lương dao động trong khoảng từ 5 triệu đến 9.1 triệu đồng/tháng.

    Đối với nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc: Mức lương dao động trong khoảng từ 8.5 triệu đến khoảng 12-14 triệu đồng/tháng.

    Đối với cấp quản lý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: Với sự dày dặn về kinh nghiệm và khả năng quản lý tốt, bạn có thể sẽ nhận được mức lương cao hơn gấp 2, gấp 3 lần nhân viên bình thường. Tất nhiên, mức lương bạn nhận được cũng tuỳ theo từng công ty và từng lĩnh vực quản lý.

    6.Học xuất nhập khẩu ở đâu

    Nếu bạn đang vân vân không biết nên học ở đâu thì mình xin giới thiệu tới bạn một khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn của TRUNG TÂM GEC Với đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm có thể giúp bạn có được kiến thức cũng như kinh nghiệm thục tế dể đi làm

    Cảm ơn bạn đã xem và chúc bạn thành công

Chia sẻ trang này