Độ chính xác đồng hồ (chương 2): Sự trỗi dậy và suy tàn

Thảo luận trong 'Phụ kiện thời trang' bắt đầu bởi luxshopping, 23/10/20.

  1. luxshopping

    luxshopping Member

    Câu chuyện bắt đầu bằng một bản tin giả.

    Vào mùa hè năm 1872, các tờ báo ở Mỹ đã gây hoang mang khi loan tin rằng một sao chổi khổng lồ sẽ va vào Trái đất nhằm ngày 12/08.

    Câu chuyện rất nhanh được lan truyền bởi nó có nguồn gốc hoàn hảo: Giáo sư Emile Plantamour - lúc bấy giờ không chỉ là giám đốc đài thiên văn ở Geneva, Thụy Sĩ mà còn là một người có thẩm quyền nổi tiếng về sao chổi.

    Dự đoán bị cáo buộc của Plantamour đã gây xôn xao dư luận ở Mỹ và trên khắp Thế giới, bởi tại thời điểm đó, tình cờ một nhóm nhà báo Mỹ cũng mặt tại Geneva để đưa tin về việc phân xử đối với người đánh giá thương mại của Liên minh miền Nam - CSS Alabama. Và họ đã bỏ tiền ra để có được lời dự báo của Plantamour.

    Đối mặt sau dự đoán thất bại của mình, Giáo sư Plantamour nổi lên phẫn nộ và trở thành tâm điểm quốc tế khi phủ nhận rằng ông đã từng nói một điều như vậy.

    [​IMG]

    — Giáo sư Émile Plantamour (14/04/1815 - 07/09/1882)

    Hóa ra câu chuyện là hoàn toàn bịa đặt và quy tội sai cho Giáo sư Plantamour bởi những kẻ phản động tôn giáo đang cố gắng làm mất uy tín của khoa học và kích động lòng nhiệt thành tôn giáo trước cuộc bầu cử liên bang ở Thụy Sĩ. Đất nước này vào thời điểm đó đang vướng vào một cuộc xung đột ý thức hệ, được gọi là Kulturkampf - giữa những người bảo thủ cánh hữu và những người tự do tiến bộ.

    Không còn đam mê với sao chổi, Plantamour chuyển sang việc nghĩ ra một phương pháp để giải quyết vấn đề số lượng ngày càng tăng của các loại đồng hồ dân dụng đang đòi chứng chỉ từ đài thiên văn của mình. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều người dùng đã thực sự lo lắng không biết đồng hồ của họ có thể tin cậy được hay không. Hơn nữa, với chứng chỉ từ một đài thiên văn, nơi nắm giữ tiêu chuẩn thời gian địa phương, chiếc đồng hồ của bạn sẽ trở thành một chiếc đồng hồ chính của một hộ gia đình, một nhà máy hoặc thậm chí là một thị trấn.

    Nhưng không giống như đồng hồ đo thời gian hàng hải hay đồng hồ khoa học - chỉ hoạt động ở một vị trí, đồng hồ dân dụng sẽ theo người dùng di chuyển, sẽ lên cao xuống thấp, sẽ nằm ngang nằm dọc. Hệ thống Plantamour ra đời nhằm đánh giá đồng hồ bỏ túi ở các vị trí và nhiệt độ khác nhau, trong các hoàn cảnh khác nhau mà nó được sử dụng hàng ngày. Đây đã trở thành bài kiểm tra tiêu chuẩn cho suốt 100 năm đặc biệt trong lịch sử sản xuất đồng hồ - cái thời mà độ chính xác của đồng hồ vẫn còn là yếu tố cơ bản quyết định nên giá trị của đồng hồ.

    Được thông qua tại Geneva vào năm 1879, tiêu chuẩn này đã lan rộng đến đài thiên văn Kew vào năm 1884 và đến Besancon vào năm 1885. Đến tận ngày nay, nó vẫn tồn tại dưới dạng rút gọn như là tiêu chuẩn kiểm tra Chronometer ISO 3159 - được sử dụng bởi viện đánh giá chronometer chính thức của Thụy Sĩ - COSC (viết tắt của Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres). Thử nghiệm ban đầu của Plantamour đã đánh giá đồng hồ trong 8 giai đoạn, mỗi giai đoạn 5 ngày. Do đó, thử nghiệm kéo lên đến tận 40 ngày, dài hơn nhiều so với 15 ngày tại COSC hiện nay.

    Cái hay của hệ thống Plantamour này là bạn có thể quy điểm cho các chỉ số chính xác khác nhau. Điều đó chắc chắn dẫn đến các cuộc thi và giải thưởng.

    KHỞI NGUỒN CỦA TẤT CẢ GIẢI THƯỞNG
    Lần thực nghiệm lần đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất về độ chính xác là chuyến đi đầu tiên của chiếc đồng hồ hàng hải H4 của John Harrison trên tàu HMS Deptford, khởi hành từ thành phố Portsmouth (Anh quốc) vào cuối năm 1761. Được tuyên bố là giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay: giải thưởng “£20,000 Longitude Prize”.



    [​IMG]



    Bản vẽ máy đo thời gian H4 của Harrison năm 1761, được xuất bản trên tạp chí năm 1767.


    Khi đến Jamaica sau 81 ngày lênh đênh trên biển cả, chiếc đồng hồ H4 đã chỉ lệch 5,1 giây so với thời gian thực (sau khi được điều chỉnh sai số).


    Màn trình diễn đáng kinh ngạc này tốt hơn nhiều so với dự kiến, tốt đến mức ban tổ chức cuộc thi Board of Longitude từ chối tin tưởng kết quả. Harrison được trao tiền thưởng một cách miễn cưỡng và cuối cùng, Giải thưởng Longitude không bao giờ được trao.



    [​IMG]


    — Đồng hồ H4, phía trước và sau bộ máy. Hình ảnh - Bảo tàng Hàng hải Quốc tế

    Luxury Shopping

Chia sẻ trang này