Đỉnh hạc men rạn cổ đắp nổi Bát Tràng

Thảo luận trong 'Phong thủy' bắt đầu bởi saxuaua, 9/7/18.

  1. saxuaua

    saxuaua Member

    [color=blue !important][​IMG][/color]


    BỘ ĐỈNH HẠC CỔ ĐẮP NỔI NGẬM SEN MEN RẠN CỔ BÁT TRÀNG



    Sản phẩm Bộ đỉnh hạc cổ đắp nổi hạc ngậm sen men rạn cổ Bát Tràng với chất liệu cao cấp, thiết kế cầu kỳ, sang trọng là một lựa chọn phù hợp với phong tục và văn hóa thờ cúng của người Việt.

    Sản phẩm được nung ở nhiệt độ từ 1200 đến 1300 độ C, đảm bảo an toàn cho người sử dụng; chắc chắn, bền đẹp với thời gian.

    Kích thước:

    Chất liệu: Men rạn cổ Bát Tràng.

    Nhắc đến Làng Gốm Cổ Truyền Bát Tràng, người ta không chỉ biết đến một làng nghề sản xuất đa dạng về mặt chủng loại, mẫu mã mà còn vô cùng nổi tiếng với các bí quyết pha chế ra những dòng men quý chỉ lưu truyền trong mỗi gia đình, dòng tộc.

    Dòng men nổi tiếng nhất góp phần làm nên “thương hiệu” gốm Bát Tràng mà các nghệ nhân của làng cổ Bát Tràng xưa tạo ra chính là Men rạn - một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men gốm, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao và tính kiên trì.

    Mô tả: Bộ sản phẩm gồm một đỉnh và một đôi hạc. Đỉnh đắp họa tiết rồng và lân từ khắp đỉnh, bên thân và chân đỉnh. Hai giá nến hình hạc ngậm sen đứng trên lưng rùa. Đây là bốn linh thú có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa tâm linh.

    Điểm nhấn đặc biệt ở bộ đỉnh này là các chi tiết đều được đắp nổi màu vàng hoặc xanh trên nền men rạn trắng, có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, chặt chẽ. Bố cục logic, họa tiết sinh động, có hồn, tạo sự sang trọng trên bàn thờ gia tiên.
    Ý nghĩa của bộ đỉnh hạc trong việc thờ cúng:

    Từ bao đời nay, Lân và Rồng vốn được coi là những loài vật linh thiêng, tượng trưng cho sức mạnh, sự sung túc,thịnh vượng, hạnh phúc, hanh thông, may mắn đủ đầy của người dân Việt.

    Trong hình tượng trang trí, hạc có kích thước lớn, cao với ước mong phát triển của con người; mỏ dài, nhọn như mũi tên của sự vận động; đôi khi nó ngậm ngọc minh châu biểu trưng cho sang quý, hoặc khi ngậm hoa sen thì biểu trưng cho giác ngộ.
    Trên đầu hạc thường đội đèn nến thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, ánh sáng giác ngộ, xua đi bóng đen đêm tối.

    Thân hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, chân cao như chột chống trời.

    Chim hạc còn gọi là “đại điểu” hay ‘nhất phẩm điểu” là con chim của vũ trụ, của tầng cao, báo hiệu sự chuyển mùa, đại diện cho thế lực siêu nhiên từ trời cao mang tới.

    Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương.

    Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên núi cao, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

    Cho nên hình ảnh rùa đội hạc trên lưng là biểu tượng " thọ đội thọ " với ý nghĩa khát vọng cho sự trường tồn vĩnh cửu và may mắn. Hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa thành cặp thì hình ảnh đó thể hiện cho sự hoà hợp, gắn bó điều hoà âm dương.
    BỘ ĐỈNH HẠC NGẬM SEN: MEN RẠN - KHẮC NỔI mang nhiều giá trị tâm linh sâu sắc nhất định sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng nhất khi thực hiên thờ cúng, tỏ sự thành kính với các bậc bề trên. Việc sử dụng hạc trên bàn thờ gia tiên còn mang ngụ ý ban phước lành, sự may mắn, trường thọ cho gia chủ

Chia sẻ trang này