Đẻ thuê và mang thai hộ khác nhau thế nào?

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi Nguyễn Trọng An, 8/9/21.

  1. Đẻ thuê và mang thai hộ khác nhau thế nào?

    Hiện nay, hai khái niệm đẻ thuê và mang thai hộ hầu như không còn quá xa lạ đối với mọi người. Vậy hai khái niệm này khác nhau như thế nào? Pháp luật công nhận hình thức nào?

    Mang thai hộ là gì?
    Theo Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì hiện nay có hai hình thức mang thai hộ (bao gồm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại).


    Vậy mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại là gì?


    Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hiểu là hình thức áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng cách lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng nhằm thụ tinh trong ống nghiệm và sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ khác. Người phụ nữ mang thai hộ này phải tự nguyện đồng ý và không nhằm mục đích thu lợi về vật chất. Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất với hình thức mang thai hộ vì mục đích thương mại.


    Mang thai hộ vì mục đích thương mại là hình thức mang thai tương tự như như mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là mang thai bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, mục đích người mang thai hộ là nhằm được hưởng lợi về kinh tế và lợi ích vật chất khác.


    Nguyên nhân của việc mang thai hộ là nhu cầu có con của các cặp vợ chồng nhưng chẳng may người vợ không thể mang thai vì lý do sức khỏe hoặc một lý nào đó về vấn đề sinh sản dẫn đến không thể mang thai theo góc độ ý khoa. Do đó, họ phải áp dụng phương pháp sinh sản này.


    Lưu ý: Hiện nay, pháp luật chỉ công nhận hình thức mang việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.


    Tìm hiểu thêm về: nộp đơn ly hôn đơn phương bao lâu tòa gọi
    [​IMG]
    Đẻ thuê là gì?
    Đẻ thuê là hình thức biến tướng của mang thai hộ. Theo đó, các bên sẽ đóng vai trò lần lượt là bên thuê (bên có nhu cầu có con) và bên được thuê (bên mang thai). Hai bên sẽ tiến hành giao dịch với nội dung thông thường là bên được thuê sẽ giao lại đứa trẻ mà mình cam kết sinh ra cho bên thuê và nhận lại khoản lợi ích vật chất nhất định kèm theo những điều kiện đã thỏa thuận khác (nếu có).

    Đẻ thuê và mang thai hộ khác nhau như thế nào?

    Đẻ thuê và mang thai hộ tuy có ý nghĩa cuối cùng là nhằm giúp người có nhu cầu có con nhưng vì một lý do nào đó không thể có con được nên phải nhờ một bên thứ ba để thực hiện việc này.


    Tuy nhiên hai hình thức này sẽ khác nhau về hình thức, ý nghĩa và tính pháp lý.


    Thứ nhất về hình thức mang thai


    Mang thai hộ chỉ có một hình thức duy nhất việc áp dụng kỹ thuật sinh sản, cụ thể là thụ tinh trong ống nghiệm, tức lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ khác.


    Còn đẻ thuê sẽ được thực hiện với 02 hình thức cơ bản là: Dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm như hình thức mang thai hộ hoặc một phương pháp khác nhanh gọn và không mất nhiều công sức, tiền bạc là người chồng của bên thuê sẽ quan hệ tình dục trực tiếp với bên được thuê.


    Tham khảo: Tải mẫu đơn ly hôn mới nhất hiện nay


    Thứ hai về ý nghĩa của việc mang thai


    Đối với hình thức mang thai hộ, (trừ mang thai hộ vì mục đích thương mại) thì hình thức này mang ý nghĩa nhân đạo rất lớn đối với những cặp vợ chồng không may không sinh được con. Điều này thật sự mang đến niềm hạnh phúc to lớn đối với họ khi luôn khao khát có một đứa con của chính mình. Bên cạnh đó về mặt đạo đức thì người phụ nữ mang thai hộ cũng đã thực hiện được một công việc vô cùng có ý nghĩa nhưng không hề mưu cầu lợi ích, bởi đó là sự tự nguyện. Đối với đứa trẻ được sinh ra, nếu như thông thường chỉ có một người mẹ và một người ba nhưng trong trường hợp này thì sẽ nhận được tình thương từ một người mẹ đã sinh ra mình nữa. Khi đó sự quan tâm và chăm sóc mà trẻ nhận được cũng được tính theo cấp số nhân.


    Tuy nhiên, khác với ý nghĩa cao đẹp của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã nêu thì đẻ thuê lại đặt nặng vấn đề về vật chất và mưu cầu kinh tế hơn. Bởi người đẻ thuê cũng xuất phát từ sự tự nguyện nhưng đằng sau sự tự nguyện là khoản lợi ích sẽ được nhận khi trao đứa trẻ lại cho bên thuê. Xét về khía cạnh đạo đức và quan hệ dân sự thì chẳng khác nào người phụ nữ này vô tình đang bán đứa con của mình. Đây là một hành động vô cùng tàn nhẫn đối với đứa trẻ ấy về mặt tinh thần khi biết nhận thức.


    Mặt khác, đối với hình thức đẻ thuê bằng việc người chồng sẽ quan hệ trực tiếp với bên được thuê lại càng mang nhiều hệ lụy và tàn nhẫn với đứa trẻ hơn khi sau này không được có một gia đình trọn vẹn (sống chung với ba mẹ ruột). Thậm chí cơ hội tìm về cội nguồn sau khi trưởng thành là một niềm hy vọng mong manh nếu sự thật bị người trong cuộc cố tình che giấu. Thật sự hệ quả của nó là vô cùng lớn!


    Thứ ba, về tính pháp lý


    Hiện nay, pháp luật chỉ công nhận duy nhất hình thức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, bởi vì những ý nghĩa mà người viết đã phân tích trên. Do đó, pháp luật sẽ quy định những điều kiện nhất định đối với bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.


    Cụ thể, Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được lập thành văn bản và xuất phát từ sự tự nguyện của các bên. Bên cạnh đó, các bên cần đáp ứng đủ một số điều kiện như:


    • Đối với vợ, chồng nhờ mang thai hộ:

    a) Người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và có sự xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền;


    b) Vợ chồng đang không có con chung;


    c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.


    • Đối với người mang thai hộ:

    a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;


    b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;


    c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;


    d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;


    đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.


    Tóm lại, chỉ duy nhất hình thức mang thai hộ nhân đạo mới được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các hình thức tổ chức mang thai khác ngoài hình thức này đều được xem là vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự.


    Quan tâm thêm: nộp đơn ly hôn ở xã hay huyện

Chia sẻ trang này