Hướng dẫn cách làm phân bón hữu cơ đơn giản tại nhà

Thảo luận trong 'Các thể loại khác' bắt đầu bởi phuongmetech, 24/4/22.

  1. phuongmetech

    phuongmetech New Member

    Phân bón lá hữu cơ đang là giải pháp để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng tốt nhất hiện nay. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp tiết kiệm được chi phí, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và góp phần bảo vệ môi trường. Vậy làm sao để có thể làm phân bón hữu cơ tại nhà? Trong bài viết này, Nông bội thu sẽ hướng dẫn bà con cách làm phân bón lá hữu cơ đơn giản tại nhà nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhé!
    [​IMG]
    Cách làm phân bón lá hữu cơ tại nhà bằng những nguyên liệu đơn giản
    Lý do nên tự làm phân bón lá hữu cơ tại nhà?
    • Khi tận dụng các nguồn rác thải của gia đình trong quá trình sinh hoạt như vỏ rau củ quả, vỏ trứng,… để làm phân hữu cơ giúp giảm lượng rác thải ô nhiễm ra ngoài môi trường.
    • Tự làm phân bón hữu cơ tại nhà, sẽ giúp tiết kiệm được chi phí mua phân bón bên ngoài cho cây trồng
    • Sử dụng phân bón hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng độ màu mỡ cho đất; bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng giúp cây phát triển khỏe mạnh.
    • Việc sử dụng phân hữu cơ giúp hạn chế sử dụng phân bón hóa học; làm cho cây trồng trở nên tươi xanh, góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo được sức khỏe cho gia đình bạn.
    Cách làm phân bón hữu cơ tại nhà – Các bước thực hiện
    Bước 1: Chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết
    • Thùng chứa để ủ phân có nắp đậy: có thể chọn các loại thùng như: thùng nhựa, thùng gỗ,…thùng phải có dung tích tương đối lớn và thoáng khí
    • Dụng cụ khuấy trộn nguyên liệu: thanh cây, gậy, xẻng nhỏ,…
    • Các nguồn nguyên liệu hữu cơ: rác thải từ sinh hoạt (là những rác thải có khả năng phân hủy nhanh như: thức ăn thừa, vỏ trái cây, vỏ trứng,…) phân vật nuôi và phế phẩm nông nghiệp.
    [​IMG]
    Nguyên liệu làm phân hữu cơ tại nhà
    Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng ủ phân hữu cơ
    Đặt thùng chứa ở những nơi có thoát nước, nơi đất trống; vì trong quá trình ủ phân có mùi hôi thối và phân bị rỉ ra ngoài nên có thể bị ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt trong nhà. Ngoài ra, các chất hữu cơ phân hủy còn là nguồn thức ăn hấp dẫn cho côn trùng; nên khi ủ phân có thể thu hút côn trùng.

    Tóm lại, để đảm bảo được vệ sinh và quá trình sinh hoạt trong gia đình; hãy đặt thùng ở vị trí xa nhà, có ánh nắng mặt trời để đẩy nhanh quá trình phân hủy.

    Bước 3: Phân loại các loại rác để đạt hiệu quả cao khi thực hiện
    Trước khi tiến hành tự làm phân hữu cơ tại nhà, bạn cần phân loại các loại rác ra thành 2 loại:

    Phân xanh bao gồm các loại rác như:

    • Xác cây
    • Rau củ quả thừa
    • Cỏ vụn xén
    • Bã cà phê, bã trà, bã đậu
    • Tóc
    • Phân động vật
    • Cành cây tươi
    Phân nâu bao gồm các loại như:

    • Lá cây, cỏ khô
    • Rơm rạ
    • Giấy
    • Vỏ trứng
    • Vải vụn
    • Túi lọc trà
    • Mùn cưa
    • Bã mía
    [​IMG]
    Phân xanh và phân nâu hữu cơ
    Lưu ý:

    Khi thực hiện nếu lượng phân xanh và phân nâu bằng nhau, thì sau khi ủ phân sẽ mùn và tơi xốp như đất. Còn nếu phân nâu ít hoặc không có thì phân hữu cơ sẽ bị lỏng, sệt hoặc nhão.

    Không nên sử dụng thịt cá, xác động vật còn tươi, xương động vật; để làm phân hữu cơ.

    Bước 4: Đưa tất cả nguyên liệu vào thùng chứa để bắt đầu thực hiện làm phân hữu cơ tại nhà
    Xếp lớp phân nâu và phân xanh xen kẽ nhau vào thùng chứa; bằng cách cho 10 cm phân nâu rồi tiếp đến là 10 cm phân xanh. Cứ xếp lớp phân nâu và phân xanh xen kẽ nhau như vậy; cho đến khi đầy 75% thùng chứa rồi rải 1 lớp lá khô lên trên bề mặt.

    Sau khi đã cho tất cả các nguyên liệu vào thùng chứa, thì đậy nắp thùng ủ lại; ủ sau 2 tuần thì bắt đầu mở nắp và tưới nước, rồi trộn đều hỗn hợp phân lên.

    Trong quá trình ủ phân, cần hạn chế mở nắp thùng, chỉ nên mở nắp 1 lần/ngày; để không ảnh hưởng đến không khí bên trong thùng.

    Cách nhận biết làm phân bón lá hữu cơ đã thành công và có thể sử dụng
    Sau từ 30-45 ngày, nếu phân hữu cơ có những đặc điểm sau thì có nghĩa phân đã được phân hủy hoàn toàn. Phân hữu cơ được làm tại nhà sau khi phân hủy sẽ có đặc điểm như:

    • Phân hữu cơ đã chuyển sang màu nâu hoặc đen
    • Trong quá trình thực hiện, nếu lượng phân xanh và phân nâu bằng nhau; thì phân sau khi ủ sẽ có màu nâu, mùi như đất, mùn và tơi xốp
    • Phân hữu cơ sau khi phân hủy hoàn toàn, sẽ tạo thành mùn; nếu là mùn cưa thì sẽ có dạng hình sợi.
    Trên đây là những cách ủ phân bón hữu cơ tại nhà, mà Nông bội thu đã chia sẻ đến bà con. Hy vọng, bà con có thể tận dụng rác thải, để thực hiện và làm thành công được loại phân bón hữu cơ; có lợi cho đất và cây trồng tại nhà.

    Hãy theo dõi website Nông bội thu để biết thêm được những sản phẩm và kiến thức về trồng trọt bổ ích nhé!
    https://nongboithu.vn/huong-dan-cach-lam-phan-bon-la-huu-co-don-gian-tai-nha/

Chia sẻ trang này