Vai trò của pháp luật đối với công dân

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi Nguyễn Trọng An, 17/2/22.

  1. Vai trò của pháp luật đối với công dân
    Trong một xã hội mà pháp luật được thượng tôn thì vai trò đối với công dân, với nhà nước và xã hội của pháp luật là không thể phủ nhận được. Vậy, vai trò của pháp luật đối với công dân được thể hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu một cách cụ thể hơn qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

    Pháp luật là gì?
    Trước khi tìm hiểu pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân, chúng ta cần biết được pháp luật là gì? Pháp luật theo cách hiểu phổ biến nhất là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, các quy tắc này mang tính chất bắt buộc thực hiện. Các biện pháp giáo dục, cưỡng chế được áp dụng để đảm bảo pháp luật được thực hiện đúng, từ đó để điều chỉnh được các mối quan hệ xã hội theo mục đích và định hướng của Nhà nước..

    Sau khi hiểu được pháp luật là gì, chúng ta thấy được pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội. Và đối với mỗi chủ thể trong xã hội thì pháp luật lại có vai trò khác nhau. Pháp luật mang một vai trò đặc biệt quan trọng với mỗi công dân trong xã hội. Pháp luật không thể thiếu và quyết định tới sự tồn tại cũng như vận hành của xã hội và nền tảng đạo đức trong xã hội đó. Trước tiên, vai trò của pháp luật đối với công dân là vô cùng quan trọng và được thể hiện qua hai khía cạnh như sau:

    Tìm hiểu thêm: công ty luật uy tín

    Vai trò của pháp luật đối với công dân
    Pháp luật là công cụ bảo vệ quyền lợi của công dân
    Nhắc đến vai trò của pháp luật đối với công dân đầu tiên phải kể đến: pháp luật chính là công cụ để công dân có thể dùng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Bằng các quy định của pháp luật, công dân sẽ dựa vào đó để không chỉ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Qua đó, chống lại được sự xâm phạm bất hợp pháp của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác hoặc thậm chí là hành vi xâm phạm của cơ quan nhà nước.
    upload_2022-2-17_21-42-36.jpeg
    Trước hết, vai trò này của pháp luật được thể hiện thống qua các quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một đạo luật cơ bản, mang hiệu lực pháp lý cao nhất của nước ta đã dành ra một chương để quy định về quyền con người, quyền công dân. Trong đó, quy định những quyền cơ bản mà công dân Việt Nam phải được đảm bảo. Có thể kể đến một số quyền như: quyền được sống, được học tập, vui chơi, giải trí…và pháp luật chính là công cụ để các quyền này được đảm bảo tốt nhất.

    Và pháp luật nước ta cũng có những quy định nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật dân quyền như cấm buôn bán hàng giả (ảnh hưởng đến người tiêu dùng); cấm làm tổn hại danh dự, nhân phẩm của người khác (bảo vệ quyền nhân thân của công dân); .. Điều này nằm trong các chế tài của Bộ luật hình sự và được thể hiện rõ nhất trong các quy định về chế tài của Luật xử lý vi phạm hành chính.

    Thậm chí, ngay cả các thể chế nhà nước quyền lực cũng có thể bị xử lý khi xâm phạm một cách bất hợp pháp quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Chẳng hạn, công dân có quyền khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính (hành vi hành chính, quyết định hành chính) xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình… Và nếu có sự vi phạm, các cơ quan nhà nước cũng vẫn phải khắc phục vi phạm và bồi thường những thiệt hại mà công dân phải gánh chịu do quyết định, hành vi hành chính vi phạm gây ra.

    Như vậy, pháp luật nhằm thiết lập và bảo vệ trật tự các quan hệ xã hội có lợi cho cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

    Xem thêm: tư vấn luật thừa kế

    Pháp luật là công cụ giáo dục
    Bên cạnh vai trò là công cụ bảo vệ quyền lợi của công dân thì pháp luật còn là phương tiện góp phần giáo dục con người năng động, sáng tạo có niềm tự hào dân tộc. Giúp con người có ý chí vươn lên, đóng góp sức mình cho mục tiêu dân giàu nước mạnh, đồng thời góp phần thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

    Đẩy mạnh việc giáo dục công chức, viên chức tuân theo pháp luật; trách nhiệm công dân, ý thức sống, hành động đúng pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, xây dựng gia đình văn hóa hạnh phúc; tôn trọng các quy tắc của cuộc sống cộng đồng trên tinh thần ai cũng làm người, vì mọi người.

    Ngay cả những chế tài pháp lý khắc nghiệt nhất là hình phạt cũng không nhằm mục đích chính là răn đe người phạm tội mà trước hết là giáo dục họ, làm cho họ hiểu điều gì là đúng và điều gì là sai. Đồng thời, giáo dục toàn xã hội trở thành công dân tốt, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nhìn vào những hình phạt đó, những người đang có ý định phạm tội sẽ thấy chùn bước, giúp kéo giảm những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.Như vậy, pháp luật nhằm xác lập và bảo vệ trật tự các quan hệ xã hội có lợi cho cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

    Qua những biểu hiện cụ thể đã kể trên, chúng ta có thể thấy được pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi mặt trong đời sống của công dân.

    Nội dung khác: tư vấn luật hành chính

Chia sẻ trang này