Phương pháp làm đẹp da mặt đơn giản nhất mà hiệu quả cho phụ nữ bận rộn

Thảo luận trong 'Ảnh đẹp' bắt đầu bởi anvynice89, 19/12/18.

  1. anvynice89

    anvynice89 New Member

    Bạn là một người phụ nữ bận rộn, vừa vất vả với các công việc ngoài xã hội vừa gánh vác chăm lo gia đình, và không có nhiều thời gian chăm sóc bản thân. Đây chính là giải pháp làm đẹp da mặt đơn giản nhưng hiệu quả dành cho bạn.


    [​IMG]



    Sử dụng sữa rửa mặt 2 trong 1

    Phụ nữ không có nhiều thời gian, thường sẽ rất cần phải dùng đến các loại mỹ phẩm có tác dụng 2 trong 1, vừa rửa mặt và vừa có tác dụng tẩy tế bào chết. Đây là mẹo chăm sóc da mặt không phải ai cũng biết để tiết kiệm quỹ thời gian của mình. Lưu ý, các bạn cũng cần phải tìm hiểu để lựa chọn sữa rửa mặt 2 trong 1 phù hợp với làn da, để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất.

    Sử dụng kem dưỡng da 2 trong 1

    Bận rộn nên bạn sẽ không có thời gian để thoa từng loại kem lên da mặt. Do đó cách làm đẹp da mặt đơn giản nhất bạn nên biết chính là sử dụng kem dưỡng da ban ngày có thành phần chống nắng. Khi bạn bôi lớp kem dưỡng da ban ngày lên sẽ giúp làn da mịn màng, và cũng bổ sung dưỡng chất thiết yếu, cân bằng độ ẩm làn da. Đồng thời, kem dưỡng da ban ngày bạn dùng có thành phần chống nắng, sẽ giúp cho làn da của bạn luôn được bảo vệ dưới tác động tiêu cực của ánh sáng mặt trời.

    Sử dụng mặt nạ dùng ngay

    Đừng bỏ qua bước đắp mặt nạ dưỡng da nhé, mặc dù bạn là người bận rộn nhưng cũng phải thực hiện theo đúng các bước chăm sóc da mặt nhằm giúp bạn sở hữu làn da đẹp, khỏe khoắn và mịn màng. Để tiết kiệm thời gian, bạn sử dụng những loại mặt nạ dùng ngay được. Bạn có thể tranh thủ lúc nghỉ trưa để đắp mặt nạ khoảng 30 phút. Thậm chí khi bạn rửa bát bạn vẫn có thể đắp mặt nạ bình thường. Đắp mặt nạ bên cạnh việc dưỡng ẩm và cung cấp dưỡng chất, nó còn có tác dụng thư giãn. Đắp mặt nạ khoảng 2 lần/ tuần sẽ giúp da bạn căng mướt, mịn màng.

    Lưu ý để có da mặt sạch đẹp thì bạn cũng phải uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao như dưa hấu, dưa chuột, cam, dâu, bưởi,...

    Chúc người phụ nữ bận rộn thành công trong công việc, trong cuộc sống và có thể sở hữu được làn da đẹp.
  2. hao7895123

    hao7895123 Member

    Chế độ ăn cho từng loại sỏi thận

    Mỗi loại sỏi thận sẽ có phương hướng điều trị riêng, vì vậy, muốn chữa bệnh hiệu quả trước tiên người bệnh cần xác định rõ loại sỏi thận mà mình mắc phải. Dưới đây các loại sỏi thận và chế độ ăn cho từng loại:

    Các loại sỏi thận thường gặp

    Sỏi thận là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về đường tiết niệu trong đó có 4 loại sỏi phổ biến: sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi cystin và sỏi struvite hay sỏi nhiễm khuẩn. Cùng tìm hiểu cụ thể đặc trưng của từng loại sỏi nhé:

    Sỏi canxi

    Đây là loại sỏi thường được nhắc đến đầu tiên khi người bệnh nghi ngờ bị sỏi thận. Chúng chiếm đến hơn 80% trường hợp mắc sỏi với đặc trưng là những viên sỏi cứng có hình dạng và kích thước khác nhau.

    Với sỏi canxi bạn cần hạn chế thức ăn chứa hàm lượng oxalate cao ( Ảnh minh họa)

    Sỏi canxi là loại sỏi phổ biến, chiếm đến hơn 80% các loại sỏi

    Sỏi canxi hình thành trong thận hoặc ruột do hàm lượng canxi vượt quá hàm lượng mà cơ thể cần. Lượng canxi ấy không kịp đào thải qua nước tiểu sẽ dẫn đến lắng đọng và hình thành sỏi.

    Ngoài ra còn 1 nguyên nhân khách quan khác nữa là giảm lượng citrat niệu- chất có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Citrat niệu bị giảm xuống do một nguyên nhân nào đó như nhiễm khuẩn tiết niệu sẽ gây bão hòa muối canxi trong nước tiểu gây nên bệnh sỏi thận.

    Trường hợp người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalat như tỏi tây, khoai lang, đậu xanh, măng tây, ớt…cũng gây ra sỏi canxi.

    Sỏi axit uric

    Dạng sỏi này chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh, thường gặp ở những người có nồng độ axit uric cao, sỏi dạng này cứng và khó phát hiện hơn sỏi canxi, thường phải chụp X-quang mới thấy.

    Sỏi loại này dễ gặp ở người béo phì hoặc có tiền sử bệnh gout, tiểu đường. Muốn tránh sỏi dạng này cần hạn chế ăn quá nhiều đạm động vật.

    Những người sỏi uric cần hạn chế ăn nhiều đạm động vật ( Ảnh minh họa)

    Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng

    Mặc dù chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số người mắc sỏi thận song sỏi dạng này khó điều trị nhất. Nguyên nhân hình thành sỏi là do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn lâu ngày. Muốn điều trị loại sỏi này trước tiên cần dùng kháng sinh để ngăn chặn vùng viêm nhiễm lan rộng ra đồng thời phải luôn luôn giữ gìn vệ sinh đường tiểu, đường hậu môn để ngăn ngừa sỏi quay lại.

    Sỏi cystin

    Sỏi loại này cũng khá hiếm, tuy nhiên chúng lại có thể di truyền từ đời trước sang đời sau. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bố mẹ mắc sỏi cystin thì có nguy cơ con sẽ mắc bệnh, cần thực hiện những biện pháp phòng sỏi theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay từ khi bé còn nhỏ để tránh bệnh tái phát.

    Muốn điều trị sỏi hiệu quả bước đầu tiên cần xác định được loại sỏi mình mắc và thực hiện điều trị bệnh từ nguyên nhân sinh ra chúng .

    [​IMG]

    Nguồn: http://benhsoithan.net

Chia sẻ trang này