Quy trình thi công hệ thống sơn phủ sàn Epoxy hệ tự cân bằng trong xây dựng

Thảo luận trong 'Thi công xây dựng' bắt đầu bởi Thombixinh, 18/12/17.

  1. Thombixinh

    Thombixinh New Member

    Dưới đây là 4 bước trong quy trình thi công hệ thống sơn phủ sàn Epoxy hệ tự cân bằng trong xây dựng. Khi áp dụng quy trình này điều các bạn cần chú ý đó là trong suốt quá trình thi công hệ thống sơn phủ Epoxy phải luôn đảm bảo thông gió, và tuyệt đối cấm lửa.

    Các bước cụ thể như sau:


    Bước 1: Thi công lớp lót (primer coat) :

    - Trộn đều 02 thành phần A+B của vật liệu sao cho đồng nhất theo quy trình pha trộn của TSC.

    - Dùng roler lông ngăn trải đều vật liệu nên bề mặt cần thi công theo tiêu chuẩn kỹ thuật của TSC với định mức trung bình (0.1kg/m2 ÷0.15kg/m2) tuỳ thuộc vào độ xốp của bê tông và khối lượng riêng của vật liệu lựa chọn.

    - Chú ý độ che phủ phải kín và đồng nhất

    - Để lớp sơn lót khô hoàn toàn mới tiến hành thi công lớp tiếp theo ( Thời gian chờ khô có thể từ 4h÷6h tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh)

    [​IMG]

    Bước 2: Thi công lớp đệm ( Basecoat, Undercoat)

    - Trộn đều 02 thành phần A+B của vật liệu sao cho đồng nhất theo quy trình pha trộn của TSC, có thể pha thêm không quá 10% dung môi pha sơn chuyên dụng khi nhiệt độ môi trường xung quanh ≤27°C.

    - Sau khi có hỗn hợp đồng nhất đổ từ từ vật liệu SL-Powder và SL sand vào hỗn hợp và trộn đều đến khi có độ chảy phù hợp để thi công.

    - Dùng bàn gạt cân bằng trải đều vật liệu lên trên bề mặt cần thi công Sao cho nhựa Epoxy che phủ hoàn toàn bề mặt thi công với định mức tiêu thụ trung bình của hỗn hợp (2.6kg/m2) tuỳ thuộc vào khối lượng riêng của vật liệu trên một đơn vị thể tích.

    - Tránh để vật liệu đọng vũng trên bề mặt.

    - Chờ vật liệu khô hoàn toàn mới tiến hành thi công bước tiếp theo ( Thời gian chờ khô có thể từ 4h÷6h tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh)


    Bước 3: Trám vá các điểm rỗ vỡ, lõm nhỏ còn sót lại trên bề mặt bằng vật liệu đặc chủng.

    - Ngay sau khi lớp Basecoat khô tiến hành trám vá các điểm rỗ vỡ nhỏ trên mặt sàn còn sót lại bằng vật liệu đặc chủng.

    - Sau khi lớp vật liệu trám vá khô cứng hoàn toàn tiến hành dùng máy chà nền công nghiệp có gắn giấy giáp thô #40÷#60 xả nhám toàn bộ bề mặt, nhằm tạo nhẵn và loại bỏ hạt cát, bụi bẩn, vật liệu thừa bám dính trên bề mặt phát sinh trong quá trình thi công.

    - Vệ sinh thật sạch toàn bộ khu vực thi công bằng hút áp lực cao và che chắn kỹ để chuẩn bị thi công lớp phủ cuối cùng lớp Topcoat.

    [​IMG]


    Bước 4: Thi công lớp phủ hoàn thiện (Topcoat).

    - Trộn đều 02 thành phần A+B của vật liệu sao cho đồng nhất theo quy trình pha trộn của TSC, có thể pha thêm không quá 10% dung môi pha sơn chuyên dụng khi nhiệt độ môi trường xung quanh ≤27°C

    - Dùng bàn gạt cân bằng trải đều vật liệu lên trên bề mặt cần thi công theo tiêu chuẩn kỹ thuật của TSC (Thi công theo hai đường vuông góc) với định mức tiêu thụ vật liệu 1.4kg/m2

    - Thi công liên tục không bị gián đoạn,không được để mạch ngừng.

    - Chú ý độ che phủ phải kín và đồng nhất

    - Chờ khô 6h-8h mới được tiến hành xử lý các lỗi phát sinh và vệ sinh mặt bằng


    Ghi chú: Với diện tích lớn có thể chia ra làm nhiều đợt thi công tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của mặt bằng, chú ý điểm tiếp xúc của mỗi lần thi công(mạch ngừng) phải trùng với khe lún, khe co giãn của sàn bê tông.

Chia sẻ trang này