cách chăm sóc lan giả hạc như thế nào

Thảo luận trong 'Các loại điện thoại khác' bắt đầu bởi suamayinbinhdan, 26/9/18.

  1. THỜI ĐIỂM TRỒNG

    Thời điểm trồng tốt nhất, ít hại cây nhất chính là vào mùa ngủ của giả hành, nghĩa là từ khi giả hành tơ trụi hết lá cho tới khi sắp nảy mầm ở gốc. Ví dụ hoa nở mùa xuân thì tháng 11 âm lịch tới tháng 2 âm lịch năm sau; nếu hoa nở mùa hè thì nên trồng hoặc ghép vào cuối xuân đầu hè.

    Tuy nhiên, bất cứ mùa nào trong năm bạn cũng có thể Nạp Mực Máy In Hóc Môn

    trồng được, nhưng mức độ phát triển sẽ không bằng trồng đúng mùa và có thể làm lệch mùa hoa hoặc cây lan sẽ bị chột. Ví dụ bộ rễ của mầm giả hành non đang phát triển rất khỏe, bạn bóc về trồng lại hoặc nhổ ra trồng lại sẽ làm hư hại bộ rễ, cây lan sẽ mất sức hoặc thậm chí không mọc dài ra nữa.

    GIÁ THỂ

    Đối với giả hạc, tôi đã thực tế thử nghiệm qua rất rất nhiều loại giá thể, so sánh đối chiếu các số liệu và rút ra được kết luận sau:

    – Lũa: Bạn sẽ có 1 tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, giò lan nhìn rất TÌNH và có DUYÊN, giả phát triển tốt nhưng chậm lớn, khó dài mập (trừ khi phân và tiểu khí hậu thật tốt). Đặc biệt bộ rễ rất khỏe và nhiều.

    – Gỗ vú sữa, dẻ, vải, nhãn: Cây sinh trưởng và phát triển không khác trên lũa là mấy. Tuy nhiên gỗ vú sữa và dẻ thì hay bị nấm mảng phấn bám giá thể làm giảm giá trị thẩm mỹ.

    – Chậu: Nếu chất trồng là than thì khá kém (tốt nhất là hạn chế dùng than), nhưng chất trồng là vỏ thông vụn thì cây lên tốt hơn lũa, mập mạp và khá dài.

    Nhưng nếu trong chậu bạn nhét dớn vụn hoặc dớn cù lần, dớn xốp tổ quạ xé vụn…. thì cây lan của bạn sẽ phát triển rất tuyệt vời.

    Bạn nên trồng chậu kích thước vừa phải, đừng quá to vì rễ lan giả hạc thích được BÓ. Rễ nào mọc ra ngoài, bạn nên cắt hoặc vắt vào trong chậu.

    – Cuối cùng tôi thấy rằng ghép lên khúc, dớn khoanh hoặc dớn bảng là dễ chăm bón nhất và cây phát triển ổn định nhất, dễ trưng bày nhất và rất dễ gửi lan đi xa.

    Đối với gỗ hoặc lũa, bạn phải lấy bàn chải sắt đánh thật sạch lớp bề mặt, sau đó ngâm nước vôi 1 tiếng rồi rửa lại bằng nước sạch mới tiến hành ghép lan lên. Bạn nhớ có thêm một chút tã giữ ẩm cho gốc lan.

    XỬ LÝ GIỐNG

    Bước 1: Chia giống
    Với 1 khóm (bụi, giề) lan gồm nhiều giả hành, nếu để cả khóm và ghép vào giá thể luôn thì chỉ có 1-2 mầm non được mọc lên, như vậy rất phí giống.

    Bạn nên nhẹ nhàng tách riêng từng giả hành ra, chú ý quan sát để khỏi cắt vào mắt ngủ còn lại dưới gốc. Riêng gả hành 1 và 2 tuổi bạn nên để dính vào nhau, như vậy sẽ đảm bảo nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ nhất cho giả hành con sau này. Còn đối với giả hành 3,4,5,6 tuổi thì bạn nên tách từng cọng ra.

    Sau khi tách riêng ra rồi, lúc này bạn mới bắt đầu tỉa rễ già và những phần gãy dập, nhớ để lại 2cm rễ để bắn ghim cố định giả hành vào giá thể.

    Bước 2: Ngâm
    Pha 1 chậu Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước hoặc 1 chậu Benkona 2ml/1lít nước sau đó cho toàn bộ lan giống vào ngâm 5-10 phút.

    Vớt ra để ráo vài tiếng.

    Pha 1ml chế phẩm Hùng Nguyễn 6 trong 1 (khoảng 20 giọt) với 1 lít nước và ngâm lan vào đó 1 – 2 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo và tiến hành trồng. Nếu không có chế phẩm, bạn có thể ngâm với B1 + Atonik hoặc các loại phân thuốc kích thích bung đọt nảy mầm trên thị trường theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

    Bước 3: Ghép, treo.

    Bắn ghim hoặc găm phần rễ vào bảng dớn hoặc bảng gỗ thật chẵc chắn.

    Gả hành dài ghép chung với dài vào 1 giò, ngắn ghép chung ngắn cho có sự đồng đều và khi nở được đều.

    Trồng trong chậu thì bạn phải cố định chắc chắn giả hành vào móc treo sao cho phần gốc giả hành không bị lung lay và không được chôn mắt ngủ dưới giá thể. Khi mầm lan cao lên bạn có thể lấy dây mềm đỡ cọng lan khỏi gập hoặc vặn ngắn bớt 1 sợi móc lại làm nghiêng cái chậu để giả hành thòng xuống.

    Trồng lan thân thòng nói chung trên trụ dớn hoặc bảng dớn là nhanh nhất, đơn giản nhất và dễ nhất. Bạn chỉ cần 2-3 cọng dây thép ngắn 7cm uốn thành chữ U và gắn cố định rễ lan, giả hành lên cục dớn như hình.

    PHÂN BÓN

    – 5 – 10 ngày phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt) hoặc B1+Atonik. Lưu ý: Atonik chỉ dùng cho chi lan có giả hành mọng nước là có hiệu quả, còn các chi đơn thân… thì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó lạm dụng Atonik sẽ có nhiều tác dụng không tốt về sau.

    Phun chế phẩm tới khi giả hành thắt ngọn thì ngừng (Nghĩa là giả hành không thể dài ra nữa). Các loại phân kích rễ khác như Terra Sorb 4 hoặc N3M

    – Sau khi mầm non ra rễ dài được 5cm, rải (gắn) phân chì (xám, tan chậm) 14-13-13 (phân của Nhật, độ bền 6 tháng) hoặc phân hữu cơ tan chậm 5-5-5Te.

    – Khoảng tám tháng tuổi phun 6-30-30 TE, phun 3-4 lần, 10 ngày 1 lần hoặc bón phân hữu cơ tan chậm 3-6-6TE.

    – Nếu muốn hoa nở đều và sai thì tới tháng tuổi thứ 9 cắt nước hoàn toàn trong 15-30 ngày, cho giả hành rụng hết lá và cứ để như vậy cho tới giữa tháng tuổi thứ 11 bạn hãy tưới thật đẫm vào gốc, ngày 1-3 lần tùy giá thể và chờ hoa, sau 10-20 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới (đây là trường hợp căn nở tết, còn nếu không thì cứ tưới và cho ăn nắng bình thường).

    THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

    – Mỗi tháng phun Movento + Pesieu 1 lần để phòng trừ nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ… vào buổi chiều tối. Cứ 2 tháng rải bả sên nhớt 1 lần.

    – Cứ 15 – 30 ngày 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng 1 lần. Nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày 1 lần

    Thuốc nấm gồm: RidomilGold, Antracol, Aliette, TopsinM, Daconil…

    Thuốc vi khuẩn gồm: Kasumin, Poner, Starner, Physan, Mathian…

    Tuy nhiên để an toàn cho người và động vật, bạn nên phòng bệnh luân phiên với Nano Bạc hoặc Agrifos 400 hoặc Benkona.

    Nhiệt độ trong ngày trên 33 độ thì không phun phân và thuốc.

    Chơi lan là một môn nghệ thuật, vì thế sẽ không có công thức chung cố định nào cả. Mong rằng bạn đọc có thể áp dụng những điều cơ bản và nhuần nhuyễn, sau đó sẽ tự đúc kết ra phương pháp tối ưu cho khu vườn của bản thân, vùng miền bạn sống. Hãy luôn sáng tạo trong cách chơi của mình và đừng đóng khung trong một quan điểm nào cả, vì nghệ thuật không có lối mòn.

Chia sẻ trang này