Cách phòng ngừa rủi ro vì hoá chất PERC trong ngành giặt khô công nghiệp

Thảo luận trong 'Máy móc thiết bị trong ngành công nghiệp' bắt đầu bởi khoadh, 30/8/16.

  1. khoadh

    khoadh New Member

    Phòng Ngừa rủi ro vì Hoá Chất PERC



    Hiện nay đã có nhiều cải tiến các máy giặt ủi công nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong dịch vụ này nhưng đôi khi quá tốn kém nên các tiệm giặt nhỏ không đủ tài chánh để trang bị. Và họ vẫn tiếp tục dùng PERC. Họ cho rằng PERC không gây nhiều rủi ro cho sức khỏe nếu biết dùng đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Giới giặt khô cũng đã ngồi lại với nhau để chống lại việc cấm dùng PERC trong nghề nghiệp của họ.



    Để khuyến khích tiệm giặt ủi nhỏ, chính quyền vài tiểu bang Hoa Kỳ đã giảm thuế, cho họ vay tiền để trang bị máy giặt ít rủi ro. Đó là vì nhu cầu khách tiêu thụ vẫn phải đưa quần áo cho tiệm giặt khô, vì tiện lợi, đưa đồ ngày trước ngày sau lấy lại được. Nhưng khi biết được rủi ro do PERC gây ra, chắc ta cũng cần suy nghĩ lại trước khi bỏ tiệm giặt khô.

    Ta có thể, tránh rủi ro do PERC bằng cách:
    -Không mua nhiều quần áo “chỉ giặt khô” (Dry clean only);
    -Tìm hiểu xem quần áo “chỉ giặt khô” có thể giặt bằng xà bông và nước được không;
    -Bỏ giặt quần áo ở tiệm giặt bằng nước;
    -Sau khi lấy quần áo giặt khô về nhà thì vứt bỏ túi bọc nylon, treo quần áo nơi thoáng khí để hơi PERC bay đi trước khi mặc.
    -Giới tiêu thụ cần thảo luận với tiệm giặt khô, đề nghị họ thay đổi cách giặt để tránh rủi do cho sức khỏe vì PERC.
    -Với tiệm giặt thì cần có trang bị máy móc để thanh lọc không khí và điều hòa nhiệt độ nơi làm việc để nhân viên không phải hít thở không khí ô nhiễm PERC. Các máy này thực ra không thể loại bỏ hơi nguy hại PERC nhưng cũng đưa một số hơi ra khỏi nơi nhân viên làm việc. Máy phải được thiết bị ngay tại nguồn phát ra hơi PERC.

    -Ngoài ra, để tránh các rủi do nghề nghiệp trong việc giặt ủi, cơ quan an toàn nghề nghiệp của chính quyền cũng đề ra các quy luật cho ngành nghề này.
    -Cơ quan đặt ra mức độ PERC trong không khí và nước không được vượt quá một tỷ lệ nhất định;
    -Nhân viên phải thay phiên làm việc, có thời gian nghỉ để tránh làm những công việc có thao tác lập đi lập lại quá lâu;
    -Dụng cụ nâng đỡ bàn ủi để công nhân khỏi phải cầm nhấc bàn ủi liên tục;
    -Thay đổi chiều cao của bàn làm việc để nhân viên khỏi phải với lên quá cao.
    -Các động tác nhắc đi nhắc lại liên tục và lâu này có thể đưa tới tổn thương cho bắp thịt và khớp xương.



    Phương Pháp Giặt Thay Thế
    Hai phương pháp giặt có khả năng thay thế cho giặt khô với PERC hiện đang được sử dụng là loại giặt ướt và giặt với hoá chất từ dầu mỏ.



    Giặt-Ướt (máy giặt vắt công nghiệp)
    Trong phương pháp này, quần áo được ngâm giặt trong nước có pha xà bông không độc hại và hóa chất tẩy vết dơ dầu mỡ. Phương pháp wetcleaning này hiện nay được thông dụng ở nhiều nơi vì nó:
    -Giảm thiểu được ô nhiễm môi trường với hóa chất PERC ;
    -Quần áo có mùi tự nhiên thơm hơn;
    -Giảm rủi ro cho sức khỏe;
    -Tiết kiệm chi phí vì máy giặt-ướt rẻ hơn;
    -Nhiều nghiên cứu cho hay giặt-ướt có thể dùng thỏa đáng cho từ 30% dến 70% hàng được ghi là chỉ giặt khô.
    Tuy nhiên giặt nước vẫn có vài trở ngại như:
    -Hàng tơ lụa, bông sợi dễ bị phai màu, co giãn, nhăn nheo và mất hình dáng bình thường;
    -Quần áo bằng tơ sợi thiên nhiên thì thung giãn nhiều hơn hàng tổng hợp;
    -Tẩy bỏ các vết dầu mỡ, vết dơ trên quần áo khó khăn hơn với PERC;
    -Ngoài ra giặt nước cũng mất nhiều thời gian hơn để công nhân là ủi và phơi khô.
    Kỹ nghệ giặt-ướt đang hợp tác với các nhà sản xuất để thay đổi vật liệu giặt quần áo để ít bị ảnh hưởng khi giặt-ướt.



    Giặt Với Hóa Chất Từ Dầu Mỏ (Petroleum-Based Drycleaning)
    Theo nhiều chuyên gia, dùng hóa chất chế biến từ dầu mỏ để giặt quần áo ít độc hại hơn PERC và ít tốn kém hơn nhưng công hiệu tương đương với PERC. Có điều là dầu mỏ dễ gây hỏa hoạn và việc tẩy vết dầu mỡ khó hơn là PERC.
    Dung dịch carbon dioxide đang được nghiên cứu để giặt ướt vì chất này bay đi, không dính vào quần áo. Máy giặt sử dụng CO2 có thể đắt hơn máy dùng PERC một chút.



    Kết luận

    Ngày xửa ngày xưa, tiền nhân giặt quần áo bằng cách đâp trên những hòn đá bên bờ sông, bờ suối rối phơi nắng cho khô. Quần áo trắng bong với mùi thơm của nắng vàng đồng nội. Chẳng cần máy móc phức tạp, hóa chất có hại. Đời sống thật thoải mái, dễ chịu.
    Chả bù với ngày nay, hết máy móc này tới hóa chất kia, vừa tốn tiền mà lại cũng có rủi ro cho sức khỏe.
    Nhưng cũng phải thừa nhận là quần áo ngày nay dễ dàng vương mang nhiều ô nhiễm của môi trường, cần tầy bó với xà bông, nước sạch.

    Một số hình ảnh về máy giặt vắt công nghiệp Fagor Tây Ban Nha

    [​IMG]

    Máy giặt y tế hai cửa (chuyên dùng trong ngành y tế)

    [​IMG]

    Máy giặt vắt công nghiệp

    [​IMG]

    Máy sấy đồ vải công nghiệp

    [​IMG]

    Máy sấy đồ vải dùng trong khách sạn 5 sao

    [​IMG]

    Máy ủi đồ vải công nghiệp dùng trong khách sạn 5 sao, resort, nhà giặt bệnh viện,...

    PAN
  2. hoachatvscn

    hoachatvscn New Member

    Giặt khô là gì?
    Giặt khô có nghĩa là không dùng nước mà dùng một số dung môi để làm sạch vải. Nước có thể làm hỏng một số loại vải, như là len lông cừu, da và lụa; đôi khi giặt bằng máy giặt thông thường sẽ làm hỏng cúc áo, vải ren, kim sa và các phụ kiện trang trí mỏng manh khác. Vì thế những đồ này cần được giặt khô. Giặt khô được xem là phương pháp giặt tẩy lý tưởng để loại bỏ các loại chất bẩn như dầu mỡ, chất béo… mà không làm bạc màu, mất nếp trang phục như khi giặt với nước.

    Một số loại trang phục nên được giặt khô

    Đồ vest
    Quần áo da
    Quần áo lông vũ
    Trang phục dạ
    Trang phục bằng chất liệu tơ tằm
    Trang phục bằng len…

    Phương pháp này sẽ giúp những loại trang phục này không bị co rút hay giãn rộng, tránh bạc màu và không làm mất đi form dáng ban đầu của quần áo.

    Hóa chất giặt khô
    Có nhiều loại dung môi giặt khô cho từng loại vải. Trước đây người ta dùng xăng, dầu hỏa, benzene, dầu thông, là những dung dịch dễ cháy và nguy hiểm. Trong những năm 30 của thế kỉ trước, một số dung môi tổng hợp, không cháy, như là perchloroethylene (PCE) và decamethylcyclopentasiloxane (si-li-côn dạng lỏng) được tìm ra và sử dụng cho đến ngày nay.

    Các chất tẩy cũng thường được cho thêm vào cùng các dung môi này để loại bỏ chất bẩn là đất. Chất tẩy có thể được cho vào dung môi trước khi giặt hoặc trong khi giặt tùy từng trường hợp, và có tác dụng: Cung cấp độ ẩm giúp làm sạch đất bẩn tan trong nước; Ngăn không cho đất bám trở lại vải; Làm chất dẫn để các dung môi có thể làm vải sạch hơn.

    Quy trình giặt
    Bước 1: Kiểm tra và gắn thẻ
    Kiểm tra quần áo có bị sút chỉ, thiếu nút hay rách chỗ nào không… Sau đó gắn thẻ lên trang phục để không lẫn lộn với đồ của người khác.

    Bước 2: Tiền xử lý
    Tiến hành tẩy điểm những vết bẩn nhỏ trên quần áo như: vết dầu mỡ, vết bút bi… để việc giặt trở nên dễ dàng hơn.

    Bước 3: Giặt khô
    Đưa quần áo vào máy giặt khô với trọng lượng tương thích với công suất của máy. Khi nhấn nút giặt, thiết bị sẽ sử dụng dung môi để làm sạch trang phục. Tùy theo loại đồ vải cụ thể, sau 2 – 5 quy trình giặt, quần áo sẽ được xả, vắt và sấy khô để bay hết dung môi. Tiếp đó, chuyển sang máy cầu là và thổi để khôi phục form dáng chuẩn ban đầu của trang phục.

    Bước 4: Kiểm tra lại và bao gói
    Kiểm tra lại trang phục để xem có vết bẩn nào còn sót lại hay bị hư hỏng gì không. Nếu có thì tiến hành khắc phục và bao gói quần áo lại để giao trả cho khách.

    – Quy trình hoạt động của thiết bị giặt khô

    Khi đưa vào máy, quần áo được xoay liên tục trong lồng giặt, dung môi từ hệ thống bơm sẽ xịt liên tục vào trang phục để ngâm và giặt quần áo. Dung môi bẩn được chuyển sang hệ thống lọc và tái lưu thông, chất bẩn sẽ đọng lại trong các bộ lọc.
    Trang phục sau khi được giặt xong được chuyển sang chế độ sấy. Hơi nóng từ lồng giặt sẽ khiến lượng dung môi còn sót lại bốc hơi đi, làm khô quần áo. Một số loại máy giặt khô hiện nay có trang bị đĩa lọc carbon hoạt tính giúp lọc màu và thu hồi lượng dung môi còn sót lại trên trang phục nhiều hơn.
    Các loại dung môi thường được sử dụng trong giặt khô: Perchloroethylene (PERC) – Dung môi giặt khô gốc muối, Hydrocarbon (dung môi giặt khô gốc dầu), Glycol ether, CO2 lỏng…
    Lưu ý khi thực hiện:
    Dung môi giặt khô PCE (dung môi gốc muối) là lựa chọn phổ biến nhất dùng cho phương pháp giặt này do hiệu quả cao nhưng chất này nguy hiểm cho cả môi trường và sức khỏe, nhất là những người làm việc trực tiếp tại xưởng giặt là. Bên cạnh đó, do tỷ trọng lớn hơn nước nên lực va đập giữa đồ giặt với dung môi giặt sẽ lơn hơn. Do vậy, dung môi này sẽ tạo ra nguy cơ làm vỡ, hỏng cúc hoặc các phụ kiện đi kèm.

    Dung môi gốc dầu mỏ (Hydrocarbon) không có hấp lực mạnh với các vết bẩn có tính dầu như PERC nên khả năng loại bỏ vết bẩn kém hơn tuy nhiên an toàn với con người và ít gây hư hỏng các phụ kiện quần áo (do tỷ trọng của dung môi carbon chỉ là 0.8 nên lực cơ học khi giặt nhỏ hơn so với PERC).

    Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn, giúp hiểu rõ giặt khô là gì và những điều liên quan đến giặt khô. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm hoá chất giặt là của chúng tôi để có thêm sự lựa chọn trong công việc vệ sinh hàng ngày của gia đình cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc trong bộ phận của mình.

Chia sẻ trang này